Tìm kiếm

/ languages

Choisir langue
 

TIÊU ĐIỂM

Phong trào đối lập ở Trung Quốc tung "Hiến chương 08" đòi dân chủ

 Tú Anh

Bài đăng ngày 08/01/2009 Cập nhật lần cuối ngày 08/01/2009 17:48 TU

Mục tiêu sau cùng của Hiến chương 08 là xây dựng một nước Cộng hoà liên bang. Hệ thống công quyền phục vụ dân chúng, và nhiệm vụ của quân đội là bảo vệ dân chứ không phải tuân lệnh của đảng Cộng sản Trung Quốc như hiện nay

Phỏng vấn giáo sư Đoàn Viết Hoạt

08/01/2009

Vào những ngày cuối năm 2008, những nhà dân chủ tại Trung Quốc công bố trên mạng thông tin điện tử Internet một văn kiện mang nội dung táo bạo chưa từng thấy :thay thế chế độ độc đảng bằng chế độ dân chủ thật sự.

Được gợi ý từ Hiến chương 77, mà các nhà ly khai chống chế độ cộng sản,soạn thảo vào cuối thập niên 70 tại Tiệp Khắc vào thời chiến tranh lạnh, phong trào phản kháng tại Trung Quốc công bố hiến chương 08 . Hiến chương gồm 19 điểm,phân tích cốt lõi những vấn nạn mà Trung Quốc đang gặp phải hiện nay sau 30 năm cãi cách kinh tế và 60 năm đảng cộng sản cầm quyền.

Theo các nhà phân tích Tây phương , thì tính đặc sắc của hiến chương 08 hàm chứa trong mục tiêu đi tới là giải thể chế độ độc tài,xây dựng một chế độ cộng hoà, tam quyền phân lập. Hành pháp , Lập pháp , Tư pháp phải tách rời nhau, dẹp bỏ nguyên tắc đảng cộng sản  độc quyền chi phối sinh hoạt quốc gia.

Vương quốc của đảng Cộng sản toàn trị. 

Cụ thể, Hiến chương 08 yêu cầu ở mọi cấp chính quyền, từ địa phương đến nguyên thủ quốc gia,người lãnh đạo phải do dân lựa chọn  bằng lá phiếu. Dân biểu quốc hội phải được bầu theo lối phổ thông đầu phiếu. Hiến chương phân tích : Tại Trung Quốc, thời vua chúa đã hết. Trên thế giới, các chế độ độc tài đang thoái trào.

Người công dân phải được toàn quyền làm chủ đất nước. Phải dẹp bỏ não trạng thụ động trông chờ vào sự sáng suốt của « ông quan » lãnh đạo. Nước Cộng hoà nhân dân được thành lập từ năm 1949, tuy gọi là «nhân dân» nhưng thực chất là "vương quốc của đảng cộng sản toàn trị" tóm thâu  tài nguyên quốc gia và sinh hoạt quốc gia từ chính trị, kinh tế đến xã hội.

Hậu quả là gây rất nhiều thảm nạn cho người dân từ phong trào chống xét lại năm 1957,  bước đại nhảy vọt trong ba năm 58-60, cách mạng văn hóa trong 10 năm từ 66 đến 76, thảm sát phong trào dân chủ Thiên An môn năm 1989 cũng như chính sách đàn áp hiện nay chống tôn giáo và những người đấu tranh bão vệ các quyền công dân có ghi trong hiến pháp và những công ước quốc tế mà Trung Quốc cam kết tôn trọng.

Hành vi đàn áp trong 60 năm qua đã gây ra cái chết của mấy chục triệu người và đất nước trả giá nặng nề vì hệ thống chính trị hiện nay của đảng cộng sản.

Để tiến tới một nước dân chủ, chính quyền phải cho tự do thành lập đảng, tự do cạnh tranh chính trị, tự do báo chí để người dân được khả năng tiếp cận thông tin đa chiều.

Hệ thống công quyền phục vụ dân chúng ?

Một đề nghị táo bạo khác , là Trung Quốc dân chủ phải quan tâm đến các sắc tộc thiểu số trong cộng đồng quốc gia với tinh thần cỡi mở. Mục tiêu sau cùng là xây dựng một nước Cộng hoà liên bang. Hệ thống công quyền phục vụ dân chúng , và nhiệm vụ của quân đội là bảo vệ dân chứ không phải tuân lệnh của đảng cộng sản như hiện nay. Câu hỏi đặt ra là vì những lý do sâu xa nào mà giới ly khai tại Trung Quốc công bố Hién chương dân chủ vào thời điểm này.

Năm 2008 và 2009 được chú ý vì có nhiều điểm mốc quan trọng . Tháng 12 năm 2008 đánh dấu 30 năm cãi cách kinh tế . Năm nay 2009, kỷ niệm 50 năm cuộc nổi dậy của Tây Tạng chống Trung Quốc chiếm đóng và cũng là 20 năm Mùa Xuân Bắc Kinh.

Trong lãnh vực kinh tế xã hội, Tân Hoa xã báo động , năm nay sẽ có thêm nhiều bạo động trong xã hội. Nhà nước đứng trước bài toán hốc búa tìm ra đâu 33 triệu việc làm cho thành phần trẻ và sinh viên mới tốt nghiệp trong khi khủng hoảng kinh tế đã làm cho 670 ngàn xí nghiệp nhỏ phải đóng cửa và sa thãi 6, 7 triệu nhân viên. Các nhà ly khai cho rằng đã đến lúc Trung quốc phải cãi cách chính trị vì kinh tế đã lâm vào bế tắc.

Hiến chương 08 được tác giả hiến chương 77, cựu tù nhân và sau đó là tổng thống Tiệp Khắc Vaclav Havel ủng hộ. Theo tin từ giới ly khai thì đén nay đã có hơn 7000 người trong đó có cả đảng viên cộng sản Trung quốc ký tên hậu thuẫn.

Người đứng mũi chịu sào là nhà văn, giáo sư văn học  Lưu Hiểu Ba, 53 tuổi, bị bắt giam từ ngày 9 tháng 12.

Để tìm hiểu thêm về nội dung, chiến lược và yếu tố thiên thời , nhân hoà của Hiến chương 08, mời quý thính giả theo dõi phần phỏng vấn sau đây với Giáo sư Đoàn Viết Hoạt.

Giáo sư Đoàn Viết Hoạt là một nhân vật tranh đấu cho dân chủ tại Việt Nam từ sau năm 1975. Ông bị kết án 20 năm tù và nhờ áp lực quốc tế, ông được tự do và định cư tại Hoa kỳ.

Giáo sư Đoàn Viết Hoạt : «  khác với Hiến chương 77 ở Tiệp Khắc tập trung vào các vấn đề tổng quát, thiên về nhân văn, Hiến chương 08 đề cập thẳng đến chính trị :hiến pháp, đảng phái và điểm cuối cùng là hòa giải thật sự, nhưng tôn trọng công lý. Hiến chương 08 đòi hủy bỏ tất cả bản án chính trị từ thời cãi cách ruộng đất 1949, và phục hồi danh dự cho nạn nhân.Tôi nghĩ phong trào đấu tranh của Trung Quốc tiến nhanh vì đã đến giai đoạn những vấn  đề căn cốt của thể chế chính trị phải được đặt ra chứ không còn thuần túy chuyện nhân quyền. Khi chế độ chính trị thay đổi thì tự nhiên nhân quyền sẽ được tôn trọng… ».