Tìm kiếm

/ languages

Choisir langue
 

VIỆT NAM

Giá gạo trên thế giới giảm do Việt Nam được mùa

 Đức Tâm,  Trọng Nghĩa

Bài đăng ngày 29/05/2008 Cập nhật lần cuối ngày 29/05/2008 17:05 TU

Giá gạo trên thị trường thế giới hạ xuống mức tới thấp nhất từ hai tháng nay, sau khi có tin là Việt Nam sẽ đựợc mùa đáng kể trong năm nay.
Giá gạo trên thị trường thế giới hạ xuống mức tới thấp nhất từ hai tháng nay, sau khi có tin là Việt Nam sẽ đựợc mùa đáng kể trong năm nay. Vào hôm qua, giá gạo trên thị trường quốc tế Chicago có lúc đã chạm mức 18,45 $ 100 cân Anh, mức thấp nhất từ 20/03/2008 đến nay. Đây là một sự sụt giảm đáng kể so với mức cao kỷ lục 25,07 $ vào ngày 24/04/2008. Theo các kinh tế gia, giá gạo giảm là vì có tin Việt Nam trong năm nay sẽ được mùa đáng kể. Theo ông Jack Scoville, chuyên gia phân tích về giá gạo tại Chicago thì sản lượng cao của Việt Nam, nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ hai trên thế giới đã góp phần đẩy giá đi xuống. Đà giảm giá này còn được thúc đẩy thêm trong bối cảnh nhiều nước đã quyết định hủy bỏ cấm hoặc hạn chế xuất khẩu gạo. Trong tuần, Căm bốt đã bãi bỏ lệnh cấm được ban bố hồi tháng ba. Đầu thàng năm này, đến lượt Pakistan và tháng bẩy tới đây Việt Nam cũng sẽ nới lỏng hạn chế xuất khẩu gạo. Còn trong lĩnh vực kinh tế, giới chuyên gia quốc tế đánh giá tiêu cực về triển vọng của Việt nam và nhấn mạnh đến nguy cơ lạm phát. Hôm nay, công ty đánh giá tín dụng, Fitch Ratings, có trụ sở tại New York Hoa Kỳ, đã hạ mức đánh giá về triển vọng của Việt Nam, từ hạng BB trừ, tức là ở mức ổn định phát triển, xuống thành mức tiêu cực và nhận định rằng tốc độ lạm phát hai con số hiện nay tại Việt nam là một vấn đề lo ngại nghiêm trọng. Từ ngữ trong nguyên văn. Trong tuần, theo tính toán của Tổng cục thống kê Việt nam, với tốc độ tăng giá tiêu dùng trong tháng năm, tỷ lệ tăng giá trung bình của Việt nam trong năm nay sẽ lên đến 25%. Các chuyên gia của công ty Fitch Ratings cho rằng các biện pháp đối phó của chính phủ Việt nam, như kiểm soát giá cả, nâng lãi suất, phát hành công trái và giảm khối lượng tiền mặt, đã không được thực hiện một cách kịp thời. Cụ thể, sự ứng phó của Việt nam chậm chạm trên cả hai mặt : trước tiên là các biện pháp không được thực hiện ngay sau các thông báo chính thức, thứ hai là chậm điều chỉnh chính sách lãi suất và mức lãi suất thực hiện nay vẫn là âm, khi so với tốc độ lạm phát.