![]() |
Trọng Nghĩa
Bài đăng ngày 14/07/2008 Cập nhật lần cuối ngày 15/09/2008 17:22 TU
Tuy nhiên, sau ba năm thực hiện, kết quả công cuộc thăm dò vẫn còn là ẩn số, trong lúc vấn đề triển hạn hay không thỏa thuận đang được đặt ra, nhất là tại Philippine, nơi kế hoạch này bị công luận cực kỳ chống đối.
Khu vực thăm dò là một vùng rộng 142.886 km2, ở ngoài khơi phiá Tây quần đảo Palawan(Philippine), và ở phiá Đông Nam bờ biển miền Nam Việt Nam. Kế hoạch thăm dò được tiến hành theo ba khâu và hai giai đoạn.
Trung Quốc đảm trách công việc thu thập dữ liệu, sau đó giao cho Việt Nam xử lý, trước khi chuyển qua cho Philippine lý giải. Giai đoạn một được tiến hành từ tháng 9 đến giữa tháng 11 năm 2006, và giai đoạn hai từ tháng 10/2007 cho tới tháng giêng 2008.
Theo tiết lộ của báo chí Philippine, đề án này thọat đầu do Manila chủ trương một cách song phương vói Bắc Kinh, nhưng vì bị Hà Nội phản đối cho nên sau đó đã mở rộng cho Việt Nam tham gia.
Theo báo Philippine Daily Inquirer ngày 07/03/2008, vào năm 2004, tập đoán dầu khi Quốc Gia Philìppine PNOC EC đã thành công trong việc thuyết phục tổng thống Gloria Arroyo chấp nhận một thỏa thuận song phương với tập đoàn CNOOC của Trung Quốc về việc hợp tác thu thập dữ liệu tại một khu vực của Biển Đông, bao gồm một phấn của quần đảo Trường Sa. Hai bên đã ký kết thỏa thuận song phương vào cùng năm 2004. Thế nhưng Việt Nam, nước đòi chủ quyền trên một số hòn đảo nằm trong địa bàn thăm dò đã cực lực phản đối, trước khi được mời tham gia chương trình. Thoả thuận JMSU được ký kết sau đó.
Để hiểu rõ thêm về thoả thuận này, đăc biệt là trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền giũa ba nước tại vùng Biển Đông, RFI đã đặt câu hỏi cho giáo sư Ramses Amer tại trường Đại Học Stockholm Thụy Điển.
Là một chuyên gia nghiên cứu về các tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải tại vùng châu á, đặc biệt là giữa Việt Nam và Trung Quốc, giáo sư Amer trước hết xác định là cấn phải lồng thỏa thuận JMSU vào trong bối cảnh quan hệ giữa Trung Quốc với các nước Asean có quyền lợi tại vùng Trường Sa đã hoà hoãn trở lại trong những năm đấu thế kỷ 21, sau một thời gian dài căng thẳng.
« Cần phải nhớ là trước lúc thỏa thuận được ký kết, giữa Việt Nam và Trung Quốc có rất nhiều căng thẳng vào những năm cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90, liên quan đến tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đến giữa những năm 90, căng thẳng lại nẩy sinh giữa Trung Quốc và Philippine sau khi Bắc Kinh chiếm đóng đảo Mischief Reef ở Trường Sa.
Thỏa thuận ba bên năm 2005 do đó có thể được xem là một phương thức cải thiện tình hình, đồng thời cho thấy là ba nước có thể hợp tác với nhau để khai thác vùng Biển Đông mặc dù vẫn tranh chấp chủ quyền với nhau về quần đảo Trường Sa.
Dưới góc độ này, có thể xem đây là một thỏa thuận chính trị, nhằm chứng tỏ hiệu quả của Bản Tuyên bố năm 2002 giữa Trung Quốc và Hiệp Hội Đông Nam Á Asean về các quy tắc ứng xử tốt tại vùng Biển Đông ».
Bên cạnh đó, giáo sư Ramses Amer cũng nhấn mạnh đến mục tiêu kinh tế của thỏa thuận, tức là xác định một cách khoa học xem là khu vực thực sự có trữ lượng dầu khí dồi dào như người ta thường nghĩ hay không ?
« Theo tôi thì thỏa thuận cũng xuất phát từ động cơ muốn tìm hiểu xem dưới lòng biển trong khu vực Trường Sa có các mỏ dầu khí hay không. Chúng ta đều biết là các vùng chung quanh đấy đếu có trữ lượng dấu khi dồi dào, Việt Nam đã khai thác trên khu vực của mình. Tại Indonesia, vùng phiá Bắc Natuna cũng có rất nhiều khí đốt, Malaysia hay Brunei cũng tìm thấy các mỏ dấu khí ở khu vực lân cận.
Quần đảo Trường Sa nằm ở giữa vùng đó, trải rộng trên một diện tích rất lớn ở Biển Đông, do đó người ta đã đưa ra rất nhiều giả thuyết về các nguồn dấu khí to lớn nằm ở dưới đáy biển. Thế nhưng, các giả thuyết đó cho đến nay không thể được kiểm nghiệm vì lẽ chưa ai tiến hành các nghiên cứu địa chấn ở trên các đảo cũng như dưới đáy biển ».
Thỏa thuận nghiên cứu địa chấn đã hết hạn từ đầu tháng 07/2008. Kết quả vẫn được các bên giữ bí mật tuyệt đối. Câu hỏi đang được giới quan sát đặt ra là ba nước Việt Nam, Trung Quốc và Philippines sẽ hành động ra sao căn cứ vào kết quả thăm dò ?
Theo giáo sư Ramses Amer, trong trường hợp cuộc thăm dò vửa qua cho thấy là khu vực này có dầu khí, vấn đề đối với ba nước sẽ mang một tầm vóc vừa kinh tế vửa chính trị.
« Điểm quan trọng trong thỏa thuận vừa hết hạn là ba nước muốn biết là có thể tìm được dầu khí dưới đáy biển khu vực quần đảo Trường Sa hay không. Cho đến nay, nhiều người cho rằng khi đòi chủ quyền rộng khắp trên vùng Biển Đông, Trung Quốc, chằng hạn, nhằm vào vấn đề tài nguyên nằm dưới đáy biển. Nếu kết quả thăm dò địa chấn cho thấy là không có gì hết, hay là có, nhưng không đáng để khai thác, thì điều đó có nghĩa là mục tiêu Bắc Kinh nhắm tới trong việc đòi chủ quyền ở Trường Sa thực ra là để kiềm soát các vùng biển ở đấy.
Nhưng nều người ta tìm thấy các mỏ dấu khí và chứng minh được là nguồn tài nguyên này đáng để khai thác thương mại, điều đó sẽ rất quan trọng trong tình hình giá dầu cao hiện nay.
Trong trường hợp đó, nếu các bên triển hạn thỏa thuận hợp tác, thì đó sẽ là một thỏa thuận ba bên về khai thác nguồn lợi, và như vậy cả Việt Nam, Trung Quốc lẫn Philippine đều phải quyết định tạm gác qua một bên vấn đề chủ quyền.
Lý do rất dễ hiều, vì ta không thể nào đồng khai thác mà không tính đến một khái niệm cơ bản mà tiếng Anh gọi là Share, tức là phân chia lợi nhuận. Khi ấy, các bên sẽ phải thảo luận về rất nhiều vấn đề kỹ thuật, kinh tế và cả về các vấn đề chính trị, chủ quyền. Trong tình hình đó, khó có khả năng các bên đồng ý ngay trên một thỏa thuận mới liên quan đến việc đồng khai thác ».
Trong trường hợp khu vực Trường Sa có trữ lượng dầu khí dồi dào, câu hỏi đặt ra là liệu Trung Quốc, cường quốc mạnh nhất trong khu vực, có thể dùng võ lực để thâu tóm cả vùng về tay mình hay không ? Đây cũng là một số lo ngại trong dư luận nhiều nước Asean như Việt Nam hay Philippines từng là nạn nhân của Trung Quốc trước đây.
Trên vấn đề này, giáo sư Ramses Amer cho rằng tình hình ngày nay đã khác hơn so với những thập niên đã qua.
« Chính sách của Trung Quốc tại Biển Đông, các đòi hỏi chủ quyền của họ, là điều đáng ngại cho các nước lân cận. Quả thực là trước đây, Trung Quốc đã dùng võ lực để chiếm quần đảo Hoàng Sa do Việt Nam trấn giữ, một phấn vào năm 1956, phần còn lại vào năm 1974, khi biết rằng Hoa Kỳ sẽ không can thiệp giúp chính quyền Việt Nam Cộng Hoà thời đó.
Lần thứ hai mà Trung Quốc dùng sức mạnh lấn chiếm một số hải đảo của Việt Nam là vào năm 1988, tại khu vực quần đảo Trường sa, lợi dụng khi Việt Nam bị cô lập vì vấn đề Cambốt, trong lúc trợ giúp của Liên Xô cho Việt Nam giảm sụt.
Vào năm 1995, khi Trung Quốc chiếm đảo Mischief Reef của Phillipne, thì nơi này hoàn toàn không có người ở. Manila cho là đảo đó thuộc chủ quyền của họ, nhưng lại không đưa người đến cư ngụ, tạo điều kiện cho Bắc Kinh lấn chiếm.
Tuy nhiên, từ lúc đó đến nay, tại khu vực Trường Sa, tất cả những hòn đảo có thể trú ngụ được ở trên, đều đã có người ở.
Vì thế, nếu muốn chiếm đóng các đảo này thì phải thực hiện một hành vi chiến tranh, một điều hệ trọng mà các nước đều cố tránh ».
Dẫu sao thì cho đến lúc này, vấn đề tiếp tục hay không công cuộc hợp tác tay ba tại vùng Biển Đông vẫn là một ẩn số. Phía Việt Nam và Trung Quốc hoàn toàn kín đáo trên thỏa thuận này, trong lúc dư luận Philippine càng lúc càng tỏ thái độ bất mãn đối với một quyết định mà họ cho là bán rẻ chủ quyền đất nước. Lý do là trong thời gian gần đây có nhiều nguồn tin tố cáo chính quyền của tổng thống Gloria Arroyo là đã nhượng bộ Trung Quốc quá nhiều trong víệc mở rộng vùng biển của mình cho Trung Quốc thăm dò để đổi lấy tài trợ từ Bắc Kinh. Trong bối cảnh đó, nhiều tiếng nói đã vang lên đòi Philippine đình chỉ cuộc hợp tác.
THỜI SỰ
MỖI NGÀY MỘT SỰ KIỆN
PHỎNG VẤN
ĐIỂM BÁO