![]() |
Thanh Thủy
Bài đăng ngày 18/07/2008 Cập nhật lần cuối ngày 18/07/2008 15:56 TU
Tài liệu nêu trên do Tổ chức y tế thế giới (OMS) và Quỹ Liên Hiệp Quốc vì Trẻ Em (Unicef) cùng soạn thảo.
Theo bà Ann Veneman, giám đốc điều hành Unicef, với nhịp độ tiến triển hiện nay, thế giới sẽ không đạt được một trong những mục tiêu của Thiên niên kỷ, liên quan đến vấn đề vệ sinh. Vì đến năm 2015, vẫn còn hơn 700 triệu người chưa được hưởng điều kiện vệ sinh tối thiểu.
Phần lớn các dân tộc nằm trong số kể trên sống ở châu Phi và ở vùng Nam Á, những nơi mà hơn 10°/° trang thiết bị vệ sinh vẫn còn nằm dưới mức cần thiết để đạt được những mục tiêu đề ra.
Riêng tại vùng Nam Á, khoảng gần 800 triệu người tiếp tục sử dụng nhà về sinh ở ngoài trời. Chính vì lý do này mà trẻ em thường hay bị bệnh tiêu chảy, một trong những nguyên nhân chính của nạn trẻ em tử vong tại các nước đang phát triển.
Nhưng có một điểm tích cực trong bản báo cáo của Liên Hiệp Quốc, đó là số người không có nguồn nước uống bảo đảm trong sạch đã xuống dưới ngưỡng một tỷ người, lần đầu tiên từ năm 1990. Bản báo cáo dự đoán là, nếu đà này tiếp tục thì từ nay đến năm 2015, sẽ có hơn 90°/° dân số thế giới sử dụng nguồn nước uống sạch. Nhiều quốc gia đã thực hiện được những tiến bộ quan trọng trong lĩnh vực này, như trường hợp Miến Điện từ năm 1990, đã đem nguồng nước sạch đến cho 68°/° dân số, còn ở Việt Nam tỷ lệ này là 47°/°.
Trong khi đó vùng Phi châu ở dưới Sahara vẫn là một trong những khu vực hiếm hoi trên thế giới mà mục tiêu cung cấp nguồn nước sạch cho dân chúng sẽ không được thực hiện.
Bà Margaret Chan, tổng giám đốc tổ chức OMS tuyên bố : "nếu như chúng ta muốn phá vỡ gọng kềm của nạn nghèo khó và rút ra nhiều lợi ích về mặt y tế thì chúng ta nên giải quyết nhanh chóng các vấn đề nước uống và vệ sinh".
THỜI SỰ
MỖI NGÀY MỘT SỰ KIỆN
PHỎNG VẤN
ĐIỂM BÁO