Tìm kiếm

/ languages

Choisir langue
 

VIỆT NAM

Phản đối bài viết trên mạng về kế hoạch xâm lược của Trung Quốc

 Thanh Phương

Bài đăng ngày 06/09/2008 Cập nhật lần cuối ngày 15/09/2008 16:32 TU

Bài viết này có ghi : ''Việt Nam là đầu mối chiến lược của vùng Đông Nam Á, cho nên Trung Quốc cần phải chiếm trước tiên, nếu muốn nắm lại quyền kiểm soát trong vùng". Kế hoạch dự trù khởi đầu với đợt oanh kích bằng tên lữa, rồi đưa quân tiến vào Việt Nam

Theo tờ nhật báo South China Morning Post số ra ngày hôm qua, Việt Nam đã hai lần mời các nhà ngoại giao Trung Quốc để bày tỏ mối quan ngại về những bài viết, tuy không ghi rõ nguồn gốc, cũng như không mang tính chất chính thức, nhưng đã khiến giới ngoại giao và quân sự ở Hà Nội phải cảnh giác sau khi nó được đăng tải nhiều lần vào tháng trước.

Bài viết này, được đăng trên trang web sina.com và một số trang web khác,  nêu chi tiết kế hoạch xâm lược dự trù sẽ diễn ra trong 31 ngày, khởi đầu bằng các cuộc oanh kích bằng tên lữa. Cao điểm của kế hoạch này sẽ là huy động 310 ngàn quân Trung Quốc từ Vân Nam, Quảng Tây và vùng Nam Hải tiến vào chiếm Việt Nam . Bài viết nói trên viết rằng : ''Việt Nam là mối đe doạ chủ yếu đối với an ninh của Trung Quốc, nhưng cũng là đầu mối chiến lược của toàn bộ vùng Đông Nam Á, cho nên cần phải chiếm trước tiên, nếu Trung Quốc muốn nắm lại quyền kiểm soát Đông Nam Á''. Nhưng bài viết cũng nhìn nhận rằng Việt Nam là ''miếng xương khó nuốt''.

Trong một thông cáo gởi đến tờ South China Morning Post, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Việt Nam Lê Dũng cho biết đã yêu cầu các quan chức Trung Quốc ngăn chận những bài viết có nội dung xấu như vậy vì nó có thể gây tổn hại quan hệ song phương.

Theo lời ông Lê Dũng, phía Bắc Kinh khẳng định là những bài viết nói trên không phản ánh quan điểm của chính phủ Trung Quốc. Nhưng các nguồn tin từ chính phủ Việt Nam nói họ rất ngạc nhiên khi thấy những bài viết nói trên còn lưu hành trên mạng, trong khi Bắc Kinh vẫn kiểm soát rất chặt chẻ nội dung các trang web của nước này. 

Nhiều giới chức nghĩ rằng những bài viết là xuất hiện là do căng thẳng về chủ quyền khu vực Biển Đông. Gần đây, Bắc Kinh đã gây áp lực lên các tập đoàn dầu khí quốc tế, như ExxonMobil của Mỹ, buộc họ rút khỏi các hợp đồng thăm dò dầu khí đã ký với Việt Nam.