Tìm kiếm

/ languages

Choisir langue
 

CHUYÊN MỤC TRÊN MẠNG

Việt Nam : lũ lụt và hạn hán ngày càng dồn dập do biến đổi khí hậu.

 Trọng Nghĩa

Bài đăng ngày 24/11/2008 Cập nhật lần cuối ngày 27/11/2008 16:58 TU

Việt Nam bị xếp vào diện quốc gia trên thế giới có thể bị tác hại nặng nề nhất do biến đổi khí hậu. Trong bản báo cáo ngày 20/11/2008, dựa trên kết quả điều tra tìm hiểu tại hai tỉnh ven biển Việt Nam là Quảng Trị và Bến Tre, tổ chức phi chính phủ Oxfam đã báo động về các hiện tượng lũ lụt, hạn hán, bão tố ngày càng gia tăng tại Việt Nam đòi hỏi những biện pháp thích ứng để giúp đõ cư dân tại các vùng bị đe dọa.
Theo một báo cáo của Ngân Hàng Thế Giới vào tháng 2 năm 2007 đã trở thành nổI tiếng, Việt Nam là một trong hai quốc gia sẽ bị tác hại nặng nề nhất tại vùng Đông Á vào năm 2100 do hiện tượng trái đất bị hâm nóng làm cho mực nước biển dâng cao.
Lý do cũng dễ hiểu : khu vực dễ bị tác hại là vùng lưu vực hai con sông Hồng và Cửu Long là khu vực đông dân nhất Việt Nam, tập trung nhiều hoạt động kinh tế. Nếu không kịp thời có chính sách khắc phục, khoảng 11 % dân số Việt Nam, tức là khoảng 9 triệu người sẽ bị ảnh hưởng, tỷ lệ cao nhất thế giới.

Nước biển cao thêm một mét sẽ làm mất 10 % GDP

Theo dư phóng của Ngân Hàng Thế Giới, chỉ cần nước biển dâng lên 1 mét, lập tức Việt Nam sẽ bị mất 5% diện tích đất đai, và 10% GDP. Còn nếu biển dâng cao từ 3 đến 5 mét, thì hậu quả sẽ rất ''khủng khiếp''.
 
 
Đồng bằng sông Cửu Long thường xuyên bị lũ lụt. Nguyễn Thạch

Đồng bằng sông Cửu Long thường xuyên bị lũ lụt.
Nguyễn Thạch

Riêng đối với đồng bằng sông Cửu Long chẳng hạn, một bản nghiên cứu của cơ quan phát triển Liên Hiệp Quốc UNDP vào tháng 3 năm 2007 xác định rằng vùng đất thấp vốn thường xuyên bị ngập lụt này sẽ phải gánh chịu hiện tượng phèn hoá khi bị nước biển tràn vào, làm cho đất hết màu mỡ. Theo ước tính thì diện tích bị phèn hoá có thể lên đến 1,8 triệu hécta. Bão ít thấy tại khu vực này đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng trong những năm gần đây.
Một cách cụ thể, đe dọa đối với đồng bằng sông Cửu Long được dư báo như sau : nều mức nước biển dâng cao thêm một mét, 90 % đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị lụt hàng năm. Ngay từ năm 2030, mức nước biển dâng cao sẽ làm cho 45% diện tích bị phèn hoá mạnh trong lúc mùa màng bị hủy hoại do lũ lụt.
 
 
Hạn hán làm cho đất ruộng nứt nẻ. (Ảnh : Nguyen Thi Hoang Yen/Oxfam GB)

Hạn hán làm cho đất ruộng nứt nẻ.
(Ảnh : Nguyen Thi Hoang Yen/Oxfam GB)

Vào mùa khô, lưu lượng sông Cửu Long sẽ giảm thiểu từ 2 đến 4 % từ nay đến năm 2070, đẩy mạnh thêm hiện tượng phèn hoá và thiếu nước uống.
Biến đổi khí hậu còn làm cho thời tiết bị lệch lạc, với hiện tượng mưa lũ thất thường, trong lúc hạn hán trở nên thường trực và kéo dài hơn.
 
 
Thời tiết đã trở nên thất thường : lũ lụt và hạn hán nhiều hơn

Dự báo tương lai khá bi quan, nhưng nhìn một cách tổng quát, trong thời gian qua, khí hậu tại Việt Nam bắt đầu bộc lộ nhiều dấu hiệu bất thường.
Theo các số liệu của chính quyền Việt Nam, lượng mưa trong thời gian qua tương đối ổn định ở cấp quốc gia, tuy nhiên dầu hiệu đáng ngại là ở nhiều khu vực cụ thể, đã xuất hiện hiện tượng mưa đột ngột và rất to, gây lụt lội nặng nề.
 
Nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long (ảnh Lê Đình Phương)
 
Ở Miền Nam Việt Nam, trong những năm gấn đây,nạn hạn hán đã xấy ra nhiều hơn, và có chiều hướng kéo dài hơn. Nguyên nhân thường được giới khoa học quy cho hiện tượng El Nino/La Nina ảnh hưỏng mạnh hơn.
Riêng về các cơn bão, tính ra trong vòng 40 năm qua, số lượng trận bão có giảm, nhưng lại dữ dội hơn, và có chiều hướng chuyển dịch xuống phiá Nam.
 
Một vài thí dụ điển hình đã được Oxfam ghi nhận như ở miền Trung, vào cuối năm ngoái, mưa tự nhiên trở nên rất lớn, gây lụt lội đáng kể.
Còn tại Thành phố Hồ Chí Minh, vào tháng 11 năm 2007, đã xẩy ra một vụ triều cường cực mạnh, thuộc loại dữ dội nhất trong vòng gấn 50 năm, làm cho khoảng 40 đoạn đê che chắn bị vỡ, nhiều nhà cửa, cơ sở sản xuất bị hủy hoại.
Tại miền Bắc, đầu năm 2008, một đợt giá lạnh chưa từng thấy, đã kéo dài trong 38 ngày, nhiệt độ rơi hẳn xuống dưới mức 10 độ C, thậm chí bị âm 2 độ tại hai địa phương. Thiệt hại của đợt lạnh bất thường này khá lớn, hơn 60 ngàn con bò bị chết, 100.000 hecta luá bị thui chột, tổng thiệt hại ước đoán khoảng 30 triệu.
 
Dân làng tại các xã ven sông Hồng chịu nhiều thiệt hại (Reuters)

Dân làng tại các xã ven sông Hồng chịu nhiều thiệt hại (Reuters)

Đối với nhiều chuyên gia Việt Nam, chính hiện tượng khí hậu toàn cầu biến đổi là nguyên nhân dẫn đến những lệch lạc khí hậu kể trên, và nếu hiện tượng khí hậu trái đất bị hâm nóng tiếp diễn, Việt Nam sẽ bị tác hại nặng nề. Những khu vực bị tác hại nhiều nhất sẽ là các vùng thấp và đặc biệt là vủng duyên hải
 
Cư dân duyên hải đã phải gánh chịu hậu quả
 
Xuất phát từ định đề là biến đổi khí hậu đã bắt đầu tác hại tới người dân Việt Nam, với mục tiêu tìm hiểu xem cư dân tại chỗ, đặc biệt là người nghèo đã phải chịu đựng tình trạng khí hậu biến đổi ra sao, và có thể làm gì để khắc phục tác hại đến từ vấn đề này trong tương lai, Oxfam đã đến điều tra  ngay tại Việt Nam, vào tháng năm 2008, cụ thể là tại hai tỉnh Quảng Trị ở miền Trung, và Bến Tre ở miền Nam, hai nơi được đánh giá là tuyến đầu gánh chịu tác hại của hiện tượng biến đổi khí hậu.

Về mặt địa dư, Bến Tre và Quảng Trị đều là vùng đất ven biển, rất dễ bị ảnh hưởng do việc mực nước biển dâng lên. Đây lại là các điạ phương có nhiều cư dân sống trong tình trạng nghèo khó. Những người dân tại chỗ đã xác định với Oxfam là theo kinh nghiệm sống của họ, khí hậu đã biến đổi rồi, theo chiều hướng thất thường hơn và dữ dộI hơn so vớI hai ba chục năm trước đây.
Ông Lương Văn Huỳnh, ở Bến Tre cho biết : Tôi không hiểu vì sao thờI tiết lại thay đổi. Nó có vẻ thất thường hhon, mưa thì lại ít đi, và khi mưa thi có lúc kéo dài hai tuần lễ, còn khi trời nóng thì cũng lâu hơn.
 
Bến Tre là vùng rất dễ bị ngập lụt do nước biển tràn vào.(Ảnh : Nguyen Thi Hoang Yen/Oxfam GB)

Bến Tre là vùng rất dễ bị ngập lụt do nước biển tràn vào.
(Ảnh : Nguyen Thi Hoang Yen/Oxfam GB)

Còn theo bà Hoàng Mỹ Lê, cũng ở Bến Tre : ''Thông thường lũ chỉ đến một lần vào khoảng tháng 11. Thế nhưng năm nay, lũ đã về bốn, năm lần rồi''.
Đối với vùng Bến Tre, tình trạng đất bị phèn hoá cũng đã trở nên đáng ngại.
Tình trạng đất phèn hoá đến từ nhiểu nguyên nhân trong đó có tình trạng khô hạn thường xuyên hơn trong muà nắng, trong lúc nước biển dâng lên dấn sâu thêm vào đất liền. Nước mặn hủy hoại cây trồng cũng như các nguồn nước ngọt khiến cư dân một số nơi phải mua nước để uống.  Các khu vực nuôi tôm cũng bị thiệt hại.

Trả lời các câu hỏi của nhân viên Oxfam, bác Lương Văn Huỳnh ở Bến Tre cho biết : ''Trước đây chúng tôi bị 6 tháng nước mặn nhưng có được 6 tháng nước ngọt. Bây giờ thi bị nước mặn 8 tháng trong lúc nước ngọt chỉ có trong bốn tháng thôi. Thậm chí ngay cả nước ngọt bây giờ cũng có vị mặn hơn trước".
Một cư dân khác chuyên phụ việc nuôi tôm ở Bến Tre cũng than phiền : "Trong hai năm vừa qua, tôi tìm việc làm rất khó. Mưa cũng như nắng quá nhiều đã làm cho tôm bị bịnh. NgườI nuôi tôm bị lỗ lã, còn tôi bị mất việc. Vào đầu năm nay, vợ tôi và đức con gái lớn của tôi phải lên Sàigòn tìm việc làm vì bản thân tôi không kiếm được đủ tiền nuôi gia đình.
 
Còn tại Quảng Trị, một ngườI dân chài cũng thừa nhận : ''Trong hai năm gần đây, gió ngoài biển có vẻ mạnh hơn, và bão cũng thường xuyên hơn. Bình thường mủa bão bắt đầu từ tháng 9, tháng 10, nhưng gần đây chúng tôi đã bị bão ngay vào tháng ba và tháng tư. ThờI tiết như vậy làm chúng tôi không ra biển được nữa... ''
Tóm lại cư dân ở các vùng sẽ phải gánh chịu tác động nặng nề của biến đổI khí hậu đã biết trước khẩu vị của những gì sẽ xẩy ra nếu như thế giới chậm trễ trong việc giảm bớt việc thải khí gây hiệu ứng nhà kính.
 
Cần áp dụng các biện pháp thích nghi

Theo ghi nhận của Oxfam, trong khi chờ đợi, cư dân đîa phương cũng như chính quyền Việt nam cần phải đãy mạnh những biện pháp nhằm thích nghi vớI các biến đổI khí hậu có thể xẩy ra.
 
Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Trị trong thời gian qua chẳng hạn, theo Oxfam đã giúp ngườI dân tại chỗ hạn chế được tác hại của bão lũ thiên tai.  Một trong những thí dụ nhỏ được nêu lên là tại một huyện ven biển ở Quảng Trị. Trước đây, khi ra khơi đánh cá ngư dân chỉ dùng tàu thuyển cỡ nhỏ, áo phao chỉ có vài cái. Ngày nay, huyện đã có tới tám chiếc thuyền lớn, năm chiếc ca nô, và 500 bộ áo phao.
Nhiều phương thức thích nghi cũng được áp dụng như xây nhà kiên cố hơn, trữ đủ lương thực cần thiết, thành lập những hệ thống dự báo thiên tai, thay đổI tập quán cánh tác để thích ứng vớI các diều kiện khi hậu thay đổi.
Theo Oxfam, chính quyền Việt Nam cũng cần để ra những biện pháp cụ thể giúp người dân tại các vùng ''nhậy cảm'' thích ứng với hoàn cảnh mới.