Tìm kiếm

/ languages

Choisir langue
 

CHUYÊN MỤC TRÊN MẠNG

Hải tặc Somalia : cơn ác mộng của thương thuyền châu Á

 Tú Anh

Bài đăng ngày 28/11/2008 Cập nhật lần cuối ngày 28/11/2008 18:41 TU

Vịnh Aden trong Ấn độ dương là vùng biển nguy hiểm nhất trên thế giới. Trung bình mỗi ngày gần như có một thương thuyền bị tấn công. Nhịp độ hoạt động của cướp biển đặt biệt gia tăng trong những tuần lể gần đây. Vài vụ bị thất bại vì đụng phải sự can thiệp của hải quân quốc tế trong khuôn khổ chiến dịch chống hải tặc trong khi chờ đợi một lực lượng đặc nhiệm của châu Âu. Nhiều nước châu Á đòi phải có biện pháp mạnh
Tàu đánh cá Trung Quốc Thiên Dụ với 24 ngư dân bị bắt cóc (Reuters)

Tàu đánh cá Trung Quốc Thiên Dụ với 24 ngư dân bị bắt cóc (Reuters)

Trong những tuần lể gần đây, sau khi Liên Hiệp châu Âu thông báo hôm 10 tháng 11 sẽ đưa một hạm đội vào khu vực, nhịp độ tấn công của hải tặc gia tăng bất thường. 24 giờ sau, một tuần dương hạm Anh quốc đang tuần tiểu trong khu vực đã cứu được một thương thuyền Đan Mạch ,bắn chết một tay cướp biển trong cuộc giao chiến. Hôm sau, ngày 12, một tàu chở dầu treo cờ Thỗ Nhĩ Kỳ với 14 thủy thủ bị chạn bắt. Ngày 14/11,  tàu đánh cá Trung Quốc Thiên dụ với 24 ngư dân bị bắt cóc.

Hôm sau, một thương thuyền Ả rập Xê-út, may mắn hơn, được một chiến hạm Nga ra tay cấp cứu vào lúc một toán cướp biển chuẩn bị cập hông. Nhưng cũng trong ngày hôm đó, hải tặc lập kỳ công, cướp được một chiếc tàu dầu khác của vương quốc dầu hỏa Ả rạp Xê –út. To  bằng một hàng không mẫu hạm Koa Kỳ,chiếc Sirius Star , đang trên đường chở 2 triệu tấn dầu thô sang Mỹ thì bị lọt vào tay hải tặc. Sau hành động táo bạo này, hải tặc tấn công tàu Delight, treo cờ Hong Kong, trọng tải 43 ngàn tấn, chở lúa mì cho Iran và một taù đánh các Thái lan  với 16 thủy thủ và cướp một tàu chở dầu hỏa và hóa chất của Nhật Chemstar sau khi phóng thích cho chiếc tàu Stolt Valor của Hàn quốc chở hóa chất, đổi lấy 1,1 triệu đôla tiền chuộc.

Không phải chỉ có thương thuyền bị cướp, hải tặc còn bạo gan tấn công cả tàu chở vủ khí như trường họp  chiếc tàu Faina  của Ukraina chở 33 chiến xa Nga, bán cho Soudan, bị chận bắt hồi tháng 9. Theo thống kê của Văn phòng quốc tế hàng hải, nhịp độ tấn công của hải tặc tại vùng biển đông châu Phi tăng  gấp đôi, với 90 vụ trong 11 tháng đầu năm nay , so với năm ngoái . Một số nguồn tin thẩm định là số tiền chuộc lên đến hơn 30 triệu đô la từ đầu năm đến nay. Món tiền khổng lồ này giúp cho hải tặc mua thêm vủ khí tối tân và phát triễn lực lượng.

Trong bối cảnh mối đe dọa cướp biển càng ngày càng lớn và vượt tầm kiểm soát , giới thương thuyền Á châu từ nghiệp đoàn chủ nhân đến thủy thủ đều kêu gọi cộng đồng quốc tế phải có biện pháp đối phó hiệu quả.

Theo Asia Times, trong tuần qua giới thương thuyền châu Á đã có những lời thúc giục khẩn cấp. Trước hết , tại Hong Kong, giám đốc hiệp hội chủ tàu Arthur Bowring tuyên bố là cần phải « giải quyết nạn hải tặc càng sớm càng tốt  ».  Diễn đàn chủ nhân thương thuyền Á châu quy tụ 13 hiệp hội chủ tàu châu Á trong đó có những tổ chức của Nhật bản , Hàn Quốc, Đông Nam Á, hậu thuẩn  quan điểm này trong cuộc họp hôm thứ sáu tại thủ đô Malaysia, trong khi tại vịnh Aden số tàu biển bị tấn công lên đến chiếc thứ 10 trong vòng một tuần.

Nhiều nước châu Á nghĩ đến giải pháp đầu tiên là trả lời bằng vủ lực. Ấn độ là quốc gia hành động đầu tiên. Ngày 11 tháng 11, tuần dương hạm Tabar  tuần tiểu trong vùng Ấn độ dương đã can thiệp đẩy lui một toán hải tặc chuẩn bị cướp một thương thuyền Ấn độ trong vịnh Aden. Trong cuộc chạnm súng , một « soái hạm » của hải tặc bị bắn chìm.

Tại Tokyo, thủ tướng Nhật  Taro Aso , khẳng định là phải sửa đổi hiến pháp để hải quân Nhật có thể đưa tàu chiến đến tận vịnh Aden đánh đuổi hải tặc. Cho đến nay, vì bị hạn chế bởi hiến pháp hoà bình, hoạt động chống hải tặc của Nhật chỉ được thực hiện qua trung gian tổ chức mang tên « Hiệp Hội Nhật Bản », tài trợ cho các nổ lực chống hải tặc trong vùng eo biển Malacca mà thôi.

Hàn quốc đang suy tính kế hoạc đưa thiết giáp hạm và lực lượng đặc biệt vào vịnh Aden. Đề đốc Yoon Young-sik xác nhận là hải quân Hàn Quốc sẽ tham gia vào lực lượng quốc tế chống hải tặc trong vùng biển Ấn độ và biển Ả-rạp. Chiếc thứ nhất , Dae Jo Yeong đang thực hiện một chuyến hải hành hữu nghị trong khu vực. Thiết giáp hạm thứ hai, Gang Gam-chan Ham trang bị trực thăng vỏ trang và hỏa tiển  sẽ  tham gia tuần tiểu chung với quốc tế sau khi được Quốc hội bật đèn xanh vào tháng 12.                                       

                            Lực lượng quốc tế

Từ cuối tháng 10, Liên Minh Bắc Đại tây dương NATO đã đưa bốn chiến hạm vào khu vực hải tặc hoành hành.  Kể từ 8 tháng 12, Liên Hiệp Châu Âu sẽ thay thế NATO với năm hoặc sáu tàu chiến được phi cơ tuần tiểu yểm trợ.

Chiếc du thuyền Pháp Carré d'As IV đã được cứu thoát khỏi tay hải tặc (Reuters)

Chiếc du thuyền Pháp Carré d'As IV đã được cứu thoát khỏi tay hải tặc (Reuters)

Ngoài ra , tàu chiến của nhiều quốc gia Á Âu như Hàn Quốc , Ấn Độ, Nga , Pháp , Tây Ban Nha và lực lượng Task Force 150 của Hoa Kỳ, trong nhiệm vụ yểm trợ chiến trường Afghanistan cũng đang hoạt động trong vùng . Nhưng sự kiện, hải tặc có những hành động táo bạo cho thấy nhiệm vụ bảo vệ  30 ngàn thương thuyền qua lại mỗi năm không phải là chuyện dể dàng.

Do đó Hiệp Hội chủ tàu Á Châu cũng nghĩ đến hai giải pháp khác . Một là phối hợp vủ lực trên biển với hoạt động nhân đạo trên đất liền chống lại nghèo đói ở Somalia, một lãnh thổ gần như vô chủ vô luật pháp.

Giải pháp thứ hai là không đi qua Vịnh Aden mà mượn con đường vòng xuống mũi Ảo-Vọng của Nam Phi.  Nhưng hải trình này sẽ làm mất thêm 20 ngày di chuyển tức là làm tăng phí tổn. Ngành hàng hải Á châu gặp tình trạng « họa vô đơn chí », vừa bị nạn hải tặc vừa bị tác động do khủng hoảng thế giới làm giảm đơn đặt hàng và xuất khẩu.

       Chân dung hải tặc: Abdullah Hasan, kẻ thách thức thế giới.

Tuần qua, hai đặc phái viên của tạp chí Le Figaro đã đến tận vùng đất vô chủ , tên là « nước Galmoduc » nằm ở miền cực bắc Somalia. Họ đã gặp một trong những toán hải tặc táo bạo nhất , thủ phạm vụ cướp tàu chở vủ khí của Ukraina và tàu dầu khổng lồ của Arab Xê-Út. Thủ lĩnh của toán cướp biển này, Abdulla Hassan , 39 tuổi cho biết chỉ huy 350 thủ hạ. Tất cả đều xuất thân  là dân đánh cá hoặc dân quân đào ngũ. Được hỏi tại sao bỏ nghề lương thiện để đi ăn cướp. Anh trả lời : từ khi các tàu đánh cá nước ngoài đến thu vén nguồn hải sản của chúng tôi, thì phải tìm cách khác để sinh sống.

Hiện nay, Abdulla « kiếm được » mỗi năm 350 ngàn đô la. Số tiền này giúp gia đình anh có cuộc sống bảo đảm lâu dài  và « đầu tư » mua vủ khí tối tân và thuyền cao tốc.

Hải quân quốc tế can thiệp, trong khuôn khổ chiến dịch chống hải tặc (Reuters)

Hải quân quốc tế can thiệp, trong khuôn khổ chiến dịch chống hải tặc (Reuters)

Chiến tích lịch sữ của Abdulla là cướp được  tàu chở xe tăng với tiền chuộc kỷ lục 5 triệu đôla. Tại một nước bị đói nghèo, chiến tranh và bạo lực , thì cướp biển là con đường kiếm ăn thu hút nhiều kẻ tuyệt vọng. Thủ lĩnh Abdulla từ chối tiết lộ chiến thuật của mình . Nhưng cuối cùng cho biết bí quyết thành công là « ra tay chớp nhoáng ». Trong vòng « 15 phút », các thủ hạ tinh nhuệ có đủ thời giờ chiếm gọ mục tiêu mà « không đổ một giọt máu ». Hải tặc Somalia rất quan tâm giử « tiếng tâm danh dự  giang hồ ». Mỗi hải tặc , được huấn luyện chu đáo, phải tôn trọng kỷ luật , tôn trọng sinh mạng con tin. Abdulla giải thích : « con tin được cho ăn uống đẩy đủ, giam giử tại một nơi riêng. Toán bắt con tin chỉ tiếp xúc với con tin qua người  thông dịch viên. Nguyên tắc này nhằm tránh những động thái quá trớn từ phía hải tặc nhất là khi có phụ nữ ».

Abdulla cho mình là một tín đồ hồi giáo « tốt ». Anh tỏ ra bực mình khi nhà báo tìm hiểu có liên quan gì đến chính trị hayAl Qaida không : «  Bọn họ tìm vủ khí để đánh quân đội chính phủ, chúng tôi chỉ muốn kiếm tiền nuôi gia đình ». 

Theo một nhà báo địa phương, không có một dấu hiệu nào cho thấy có quan hệ giửa các toán cướp biển và những kẻ kêu gọi thánh chiến. Nhìn xem xứ này có gì ? Ngoài súng AK, dê và  Khat, một loại lá cây mà người dân nhai như nhai trầu.

Một nhân viên hoạt động  thiện nguyện sinh hoạt với dân làng chài lưới xác nhận là tiền cướp được, họ đem về nuôi gia đình và giúp làng quê của họ đôi khi nằm cách biển hàng trăm cây số.

Nhưng nhiều nhà quan sát lo ngại rằng, trước những món tiền chuộc khổng lồ ,không sớm thì chày, hải tặc vùng vịnh Aden không thoát khỏi bị lợi dụng chính trị. Có người đã tiên đoán rằng, các toán vỏ trang tranh dành quyền lực tại Somalia sẽ khai thác cướp biển như là Taliban và thuốc phiện tại Afghanistan, là “huyết mạch của chiến tranh”.