Tìm kiếm

/ languages

Choisir langue
 

CHUYÊN MỤC TRÊN MẠNG

Để chống AIDS có hiệu quả, Việt Nam quy định giữ bí mật danh tánh cho những người nhiễm HIV

 Ánh Nguyệt

Bài đăng ngày 02/12/2008 Cập nhật lần cuối ngày 02/12/2008 19:00 TU

Xã hội Việt Nam sau thời mở cửa và tăng trưởng kinh tế ngoạn mục được ghi nhận có nhiều chuyển biến sâu sắc. Những thay đổi nhanh chóng nói chung mang đến cho xã hội nhiều tiến bộ nhưng đồng thời cũng làm phát sinh nhiều vấn đề mới trong đó có bệnh AIDS

Theo Bộ Y Tế Việt Nam, trường hợp nhiễm HIV đầu tiên trong nước được phát hiện vào tháng 12 năm 1990 tại thành phố Hồ Chí Minh . Tới năm 1993 dịch HIV bắt đầu bùng nổ trong nhóm những người nghiện chích ma túy tại thành phố Hồ Chí Minh và sau đó lan ra các tỉnh .

Con số chính thức trên 130.000 người nhiễm HIV chỉ là phần nổi  của tảng băng.

Bộ Y Tế loan báo đến cuối tháng 8/2008, trên cả nước có 132.048 người nhiễm HIV , tuy nhiên theo ước tính của các tổ chức phi chính phủ thì con số này có thể gấp đôi. Về sự khác biệt số liệu này, tiến sĩ Khuất Thị Thu Hồng, Viện Nghiên Cứu và Phát Triển Xã Hội tại Hà Nội giải thích

‘’Thực ra không có sự chênh lệch gì cả mà là về tính toán chuyên môn mà thôi. Con số do Bộ Y Tế đưa ra là con số người ta  báo cáo hay phát hiện được, nhưng Bộ cũng ước lượng  số người mắc bệnh là trên 300.000 người . Tuy nhiên trong số này  có nhiều người không đi xét nghiệm nên ngành y tế không thể nào có bằng chứng hay hồ sơ nào  để xác định là họ bị nhiễm HIV. Bằng cách  tính toán, ước lượng về mặt dịch tễ học có thể biết là hiện có khoảng ba trăm ngàn người nhiễm dương tính HIV. Nói cách khác, theo Bộ Y Tế con số người thực sự có kết quả dương tính , qua xét nhiệm biết được là 132.000 người và hôm qua Bộ Y Tế thông báo con số này hiện nay là 135.00 người . Người ta hay ví đó là phần nổi của tảng băng chìm. Phần nổi chỉ là con số nhỏ những người nhiểm dương tính HIV đã phát hiện, còn số người mắc bệnh thực sự là phần chìm của tảng băng.’’

Hình chụp qua kính hiển vi siêu vi khuẩn VIH(Photo: AFP)

Hình chụp qua kính hiển vi siêu vi khuẩn VIH
(Photo: AFP)

Phân tích các trường hợp nhiễm HIV ổ Việt Nam cho thấy, độ tuổi bị nhiễm HIV cao nhất là ở nhóm tuổi 20 đến 29. Nam giới chiếm 53%. Đối tượng bị nhiễm chủ yếu hiện nay là những người nghiện chích ma tuý ( 60% ) song lây nhiễm qua đường tình dục cũng đang gia tăng. May mắn là chương trình điều trị AIDS Việt Nam đã được nhiều tổ chức quốc tế giúp đỡ . Chẳng hạn Trung Tâm Quốc Gia Nghiên Cứu về SIDA của Pháp có chương trình giúp đở cho 5 đói tác tại Sàigòn trong đó có Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh. Bác sĩ Nguyễn Trường, thành phố Hồ Chí Minh nói tới sự giúp đỡ của phiá Mỹ. ‘

Nhu cầu phòng chống Sida (HIV/AIDS) rất cấp bách.

Nhu cầu phòng chống Sida (HIV/AIDS) rất cấp bách.

Trong những năm gần đây Việt Nam may mắn được Mỹ và các tổ chức tài trợ điều trị bệnh nhânAIDS. Họ có gởi một đội ngũ chuyên gia về HIV từ Đại học Harvard tới giúp cho nên có một số lượng bệnh nhân cũng khá cao được trị liệu từ tuyến thành phố rồi giảm tải xuóng tuyến quận tức là người ta đào tạo các bác sĩ ở tuyến quận để điều trị cho các bệnh nhân này. Tuy nhiên phải nhìn nhận là số ngưòi chưa được điều trị cũng  hãy còn nhiều. Nếu các bệnh nhân được phát hiện sớm và có điều trị thì chắc con số nhiễm HIV tại Việt Nam sẽ giảm xuống nhiều lắm nhưng hiện nay, lực lượng chuyên ngành này cũng chưa nhiều và hai nữa vấn đề bảo hiểm xã hội cũng chưa có nên con số người bệnh mới cao như vậy. ‘’

Vì sợ bị kỳ thị, người nhiễm HIV không dám đi chữa bệnh.  

Ngoài lý do khách quan vừa nêu, AIDS lây lan một phần cũng do chính người bệnh đã dấu bệnh của họ. Tiến sĩ Khuất Thị Thu Hồng đưa ra nhận xét

‘’ Rất nhiều người nhiễm HIV nhưng họ không dám công khai trường hợp nhiễm bệnh của mình vì họ rất sợ bị kỳ thị, dẫn đến nguy cơ tan vỡ hạnh phúc gia đình, có thể bị mất việc làm hoặc bị hàng xóm láng giềng, bị cộng đồng xa lánh hay hất hủi. Ớ Việt Nam cũng như tại nhiều nước khác trên thế giới, sự kỳ thị và phân biệt đói xử với những người sống chung với HIV đang là một thách thức , một khó khăn rất lớn đối với công cuộc điều trị cho những người mắc bệnh SIDA’’.

Về mặt pháp luật,  theo điều 18 của Pháp lệnh phòng chống nhiễm AIDS thì người có kết quả xét nghiệm dương tình HIV có quyền không công khai kết quả xét nghiệm của mình. Tất cả những người theo quy định của pháp luật được quyền biết kết quả ấy, chẳng hạn như nhân viên xét nghiệm đều có trách nhiệm giữ bí mật thông tin và không được sử dụng nó vào bất cứ mục đích nào trái với chức năng nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên cũng theo bà Khuất Thị Thu Hồng Viện Nghiên cứu và Phát Triển Xã Hội thì quy định pháp luật này vẫn không gạt bỏ được hết nỗi lo ngại của người bệnh

‘’ Theo những văn bản của Nhà nưóc thì tất cả thông tin, danh tính của người xét nghiệm HIV phải được giữ bí mật hòan tòan . Chỉ có nhân viên y tế mới biết được và nếu không có sự đòng ý của người nhiễm HIV thì không được công bố kết quả này ở bất cứ chỗ nào nhưng rất nhiều người nhiễm HIV vẫn sợ không dám đi tới các cơ quan y tế để xét nghiệm vì họ sợ đến đấy sẽ gặp người quen rồi bị phát hiện. Đấy là một thực tế khiến nhiều người bị bệnh không dám đi trị bệnh .’’

Vì sao phát sinh tâm lý lo sợ này nơi người nhiễm HIV, bác sĩ Nguyễn Trường thành phố Hồ Chí Minh giải thích

‘’Vì những ngưòi bệnh  này cũng cần sự hội nhập xã hội. Họ cũng cần việc làm như bao người khác. Một thông điệp mà tôi muốn gởi tới tẩt cá mọi người là hãy xem bệnh nhân nhiễm HIV là người bị  một bệnh mãn tính chứ không phải là một bệnh gì ghê gớm mà mình phải xa lánh họ. Bệnh mãn tính thì phải uóng thuốc suốt đời như bệnh huyết áp cao, bệnh tiểu đường . Phải nhìn nhận vấn đề như vậy thì mới tốt hơn cho những người nhiễm HIV. ‘’

Bảo vệ bí mật danh tánh cho người nhiễm HIV giúp cho người bệnh mạnh dạn đi điều trị.

Để khuyến khích các bệnh nhân AIDS mạnh dạn đi chữa trị, nhiều nền y tế áp dụng chính sách điều trị ẩn danh. Nhờ yên tâm là tên tuổi của họ không được tiết lộ người bệnh đã mạnh dạn tới các phòng khám. Đây là một phương pháp mà Việt Nam cần áp dụng rộng rãi theo ý kiến của bác sĩ Nguyễn Trường và được sự tán đồng của bà Khuất Thị Thu Hồng

‘’ Chắc chắn là như thế. Việc cấm phổ biến tên tuổi người bị nhiễm HIV là quy định pháp luật, nếu ai vi phạm sẽ bị xử lý theo pháp luật nhưng trên thực tế, cũng như ở một số nơi, luật là luật mà rò rỉ thông tin vẫn cứ xảy ra. Nhưng nhìn chung, những quy định pháp luật như vậy đã được tôn trọng vì thế cho nên nó đã tạo điều kiện cho rất nhiều người nhiễm HIV đến với dịch vụ y tế . Điều này trong thời gian vừa qua chính chúng tôi đã chứng kiến thấy có rất nhiều thay đổi mặc dù trong xã hội Việt Nam vẫn có sự kỳ thị. Người ta kỳ thị vì sợ bị lây nhiễm. Nhưng nay số  người nhiễm HIV có cơ hội điều trị ngày càng tăng và đó là một thực tế đáng mừng.

Nơ đỏ, biểu tượng cuả phong trào phòng chống Aids

Nơ đỏ, biểu tượng cuả phong trào phòng chống Aids

Ngoài ra cũng theo lời bà Thu Hồng, phong trào phòng chống HIV-AIDS tại Việt Nam đã có nhiều tiến bộ nhờ những cố gắng của Nhà nước,  của các tỏ chức phi chính  phủ cũng như sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế Hai nữa, ngày càng có nhiều người nhiễm HIV được tiếp cận với các cơ hội điều trị, tiếp cận với thuốc kháng virut cũng như cuộc sống của họ cũng được cải thiện nhiều.

Rất nhiều các tổ chức, nhóm bạn hay câu lạc bộ Những người sống chung với HIV được thành lập. Ở Việt Nam gọi đó là những nhóm Bạn giúp bạn, hoặc nhóm Tự giúp . Những người đó sống nương tựa với nhau , giúp đỡ nhau, chia sẻ thông tin và giúp nhau trong cuộc sống nữa. Chính những điều đó đã giúp cải thiệnrất nhiều  cuộc sống của những người nhiễm HIV và cũng đóng góp cho chương trình phòng chống HIV-AIDS tại Việt Nam .