![]() |
Đức Tâm
Bài đăng ngày 12/12/2008 Cập nhật lần cuối ngày 20/10/2009 16:59 TU
Thành viên tổ chức phi chính phủ Oxfam biểu tình tại Poznan (Ba Lan) với khẩu hiệu ''Đình chỉ gây hại - Bắt đầu giúp đỡ''.
(Ảnh : Reuters)
Tại Hội nghị Poznan, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon đã kêu gọi Hoa Kỳ hãy chứng tỏ vai trò đầu tầu của mình. Theo ông, « điều đáng khích lệ khi nhận thấy là chính quyền mới (của Mỹ) dự tính coi các hồ sơ phát triển các loại năng lượng thay thế, thay đổi khí hậu và môi trường là trọng tâm trong việc hoạch định chính sách về an ninh quốc gia, khôi phục kinh tế và phồn thịnh ».
Theo kinh tế gia ngươi Anh, ông Nicholas Stern, thì lập trường của Hoa Kỳ và Trung Quốc đã có những chuyển biến.
Dưói thời tổng thống Bush, Hoa Kỳ chỉ chấp nhận đề ra những mục tiêu định hướng, không mang tính ràng buộc. Ngoại trừ Mỹ, cho đến nay, tất cả các nước công nghiệp phát triển, 37 quốc gia, đã phê chuẩn nghị định thư Kyoto, cam kết thực hiện giảm giải thải khí CO2 trong giai đoạn 2008 – 2012.
Bị cô lập, quan điểm của Mỹ có thay đổi đôi chút vào năm ngoái. Tại hội nghị thượng đỉnh Bali, Indonesia, tháng 12 năm 2007, vào giờ chót, Mỹ đã chấp nhận « lộ trình » tiến tới hội nghị thượng đỉnh Copenhagen, Đan Mạch, sẽ được tổ chức vào tháng 12 năm 2009.
Do vậy, cộng đồng quốc tế đã đặt nhiều hy vọng vào chính quyền mới tại Washington. Tổng thống đắc cử Barack Obama cam kết đến năm 2020, Hoa Kỳ giảm lượng khí thải CO2 xuống bằng mức của năm 1990 và mục tiêu đề ra là đến 2050, sẽ giảm tới 80%, đồng thời, Mỹ cũng sẽ thực hiện một chương trình đầu tư trị giá 150 tỷ đô la cho việc phát triển năng lượng tái tạo.
Hôm qua, tại Poznan, thượng nghị sĩ John Kerry tuyên bố là Hoa Kỳ sẽ tham gia cuộc đấu tranh chống thay đổi khí hậu, xin trích, « Tôi đã nói với phái đoàn Trung Quốc và tổng thư ký Liên Hiệp Quốc là Hoa Kỳ sẵn sàng thực hiện trách nhiệm của mình và sẽ làm dưới sự lãnh đạo của tổng thống Obama », hết lời dẫn. Với tư cách là chủ tịch Ủy ban đối ngoại Thượng viện, ông Kerry cho biết Mỹ sẽ thực hiện những mục tiêu mang tính ràng buộc trong việc giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, và ông có ý đặt vấn đề này là trọng tâm chương trình nghị sự của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện. Theo ông, nghị viện Mỹ và tổng thống Barack quyết tâm đưa ra những mục tiêu ràng buộc một cách sớm nhất có thể.
Có một tín hiệu khác cho phép lạc quan. Đó là việc Hoa Kỳ nhấn mạnh đến sự cần thiết phải ký kết được thỏa thuận cho thời kỳ sau 2012, nhân hội nghị thượng đỉnh Copenhagen, Đan Mạch vào tháng 12 năm 2009.
Tuy nhiên, đại diện của tổng thống đắc cử Obama cũng đưa ra điều kiện rất rõ ràng. Thượng viện Hoa Kỳ sẽ không thông qua bất kỳ một thỏa thuận nào vê giảm khí thải, nếu văn bản này không mang tính toàn cầu, tức là nếu không có cam kết từ phía các nước đang phát triển. Theo ông Kerry, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ về lượng khí thải, còn Nhật Bản và Ấn Độ thì đang bám sát phía sau. Không thể đòi hỏi 5 quốc gia thải ra 50% lượng khí gây hiệu ứng nhà kính, phải có biện pháp ràng buộc, trong khi đó, lại không có giải pháp gì đối với 50% luợng khí thải còn lại, liên quan đến các nước khác.
Theo các nhà khoa học thuộc Nhóm liên chính phủ về biến đổi khí hậu, GIEC, thuộc Liên Hiệp Quốc, thì trong vòng khoảng một chục năm tới đây, cần phải chấm dứt việc tăng thải khí gây hiệu ứng nhà kính và sau đó, phải giảm mạnh lượng khí CO2 thì mới có hy vọng là nhiệt độ trung bình trên trái đất sẽ không tăng thêm quá 2° C so vói thời kỳ tiền công nghiệpTHỜI SỰ
MỖI NGÀY MỘT SỰ KIỆN
PHỎNG VẤN
ĐIỂM BÁO