Tìm kiếm

/ languages

Choisir langue
 

TẠP CHÍ VĂN HÓA

Giới thiệu bộ phim tài liệu về Nguyễn Văn Vĩnh "Mạn đàm về người man di hiện đại"

  Anh Vũ

Bài đăng ngày 24/04/2009 Cập nhật lần cuối ngày  30/08/2009 09:56 TU

Chân dung học giả Nguyễn Văn Vĩnh

Chân dung học giả Nguyễn Văn Vĩnh

Nhắc đến Nguyễn Văn Vĩnh, người ta vẫn hay kể đến những cái tiên phong : Ông là người đầu tiên sáng lập tờ báo viết bằng chữ Quốc ngữ Đăng cổ tùng báo ở Bắc Kỳ (1907), người Việt Nam đầu tiên là chủ bút ba tờ báo bằng tiếng Pháp, rồi người đầu tiên chuyển ngữ Truyện Kiều sang tiếng Pháp

Tối hôm 15/4 vừa rồi phòng chiếu phim của Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội có sức chứa khoảng 200 người dường như chật hơn bình thường bởi có quá đông người đến dự buổi công chiếu bộ phim tài liệu "Mạn đàm về người man di hiện đại".

Đây là một bộ phim tài liệu phác họa lại cuộc đời và sự nghiệp bi tráng của học giả Nguyễn Văn Vĩnh, một trí thức "tây học" đầu thế kỷ 20 có đầu óc thông minh hơn người, học sâu biết rộng. Những người hiều đúng về Nguyễn Văn Vĩnh thì vẫn coi ông là người đã có công khai sáng chữ Quốc ngữ cho dân Việt, là một nhà yêu nước đã đi tiên phong trong  nhiều lĩnh vực : Văn hóa, báo chí, văn học nghệ thuật và cả chính trị.

Quả thực, nhắc đến Nguyễn Văn Vĩnh , người ta  vẫn hay kể đến những cái tiên phong : Ông là người đầu tiên sáng lập tờ báo viết bằng chữ Quốc ngữ  Đăng cổ tùng báo ở Bắc  Kỳ (1907), người Việt Nam đầu tiên là chủ bút ba tờ báo bằng tiếng Pháp, rồi người đầu tiên dịch những kiệt tác văn học Pháp của Moliere, Balzac, Rousseau, La Fontaine, Victor Hugo sang tiếng Việt, ông còn là người đầu tiên chuyển ngữ Truyện Kiều sang tiếng Pháp và ông cũng là người Việt Nam đầu tiên tham gia hội Nhân quyền Pháp (1906).

Giờ đây các nhà sử học đương đại của Việt Nam đã có thể đánh giá Nguyễn Văn Vĩnh là nhà một nhà tư tưởng dân chủ mang tính khai sáng đầu tiên của Việt Nam, một nhà yêu nước, thấm nhuần tư tưởng cách mạng dân chủ Pháp, là người bắc chiếc cầu nối văn hóa Đông - Tây.

Vậy mà cuộc đời và sự nghiệp chỉ kéo dài có 54 năm, lăn lộn vì sự tồn vong của văn hóa, dân trí nước nhà của Nguyễn Văn Vĩnh ( 1882-1936), đã để lại không ít bi kịch cho gia đình ông sau này. Ở Việt Nam trong một thời gian dài người ta đã đánh giá ông là « bồi bút  tay sai thực dân », « bán nước » khiến cho con cháu trong gia đình ông phải chịu nhiều tủi hổ khốn khổ trong hàng chục năm trời.

Trở lại với bộ phim "Mạn đàm về người man di hiện đại". Đây là một bộ phim tài liệu dài  215 phút, chia thành 4 tập do đạo diễn  phim tài liệu  Trần Văn Thủy thực hiện, một dạo diễn tài ba, rất nổi tiếng với nhiều bộ phim tài liệu có «vấn đề» gai góc, tế nhị.

Ban đầu gia đình chỉ dự tính làm một cuốn phim tư liệu về cuộc đời sự nghiệp của học giả Nguyễn Văn Vĩnh  nhân kỷ niệm 125 ngày sinh của ông, 100 năm tờ Đăng cổ tùng báo ra đời và kỷ niệm 100 năm phong trào Đông Kinh Nghĩa thục (phong trào mà Nguyễn Văn Vĩnh đa tham gia từ những ngày đầu). Bộ phim do gia tộc  nhà Nguyễn Văn Vĩnh tự làm hòan tòan, chủ nhiệm phim và tác giả kịch bản  là cháu nội cụ Nguyễn Văn Vĩnh ông Nguyễn Lân Bình.

Buổi chiếu phim đã diễn ra thành công, khán giả đến xem đông hơn dự kiến, ngồi chăm chú theo dõi suốt hơn ba tiếng đồng hồ.  Chúng tôi đã có cuộc nói chuyện với anh Nguyễn Văn Trường, một nhà nghiên cứu thuộc trường Viễn Đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội, một khán giả của buổi công chiếu hôm đó. Anh Trường cho biết :

Nguyễn Văn Trường, nhà nghiên cứu thuộc trường Viễn Đông Bác Cổ

24/04/2009

Cuộc đời  hơn 50 năm truân chuyên cống hiến hết mình cho nền văn hóa dân tộc đã khiến cho bộ phim « Mạn đàm về người man di hiện đại » , ban đầu chỉ mang tính tư liệu gia tộc, không còn mang tính chất của riêng gia đình nữa nó đã trở thành một tác phẩm điện ảnh tư liệu lịch sử cần được phổ biến hơn nữa.

Nhân sự kiện bộ phim được công chiếu rộng rãi hơn kể từ khi hòan thành cách đây hai năm, chuyên mục Văn hóa  đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Lân Bình tác giả kịch bản phim và là cháu nội học giả Nguyễn Văn Vĩnh, hiện đang công tác tại Bộ Ngọai Giao Việt Nam.

Phỏng vấn tác giả Nguyễn Lân Bình

24/04/2009

Chắc hẳn, xây dựng bộ phim về cuộc đời, sự nghiệp của một người cha, ông mình các con cháu của học giả Nguyễn Văn Vĩnh không có mục đích để minh oan cho ông hay đòi lại những gì đã mất và họ cũng không nghĩ rằng bộ phim lại có được dư luận xã hội quan tâm đến như vậy. Đơn giản bởi vì Nguyễn Văn Vĩnh không còn là của riêng gia tộc mà ông đã là một nhà văn hóa lớn cần có một vị trí xứng đáng trong dòng chảy lịch sử của dân tộc Việt.