Tìm kiếm

/ languages

Choisir langue
 

VIỆT NAM - TRUNG QUỐC

Chính sách bành trướng của Trung Quốc gây thêm lo âu cho Việt Nam

  Ánh Nguyệt

Bài đăng ngày 12/06/2009 Cập nhật lần cuối ngày  12/06/2009 16:32 TU

Giáo sư Trần Lê Anh giảng dạy Kinh tế và Quản trị tại đại học Lasell (DR)

Giáo sư Trần Lê Anh giảng dạy Kinh tế và Quản trị tại đại học Lasell (DR)

Một bài viết của giáo sư Trần Lê Anh, trường Đại học Lasell Hoa Kỳ đăng trên báo điện tử Asia Times, đề ngày hôm nay, đã nêu lên những mối lo ngại của Hà Nội trước các chính sách mà Bắc Kinh áp dụng tại Việt Nam, từ đầu tư, thương mại cho tới quân sự

Đứng trước các hồ sơ được xem là gai góc đối với Việt Nam, tác giả Trần Lê Anh lạc quan tin rằng Việt Nam có đủ khôn khéo để vượt qua khó khăn mà vẫn giữ được bản sắc dân tộc.

Hồ sơ khai thác quặng bauxite 

Từ những tháng gần đây công luận Việt Nam  ngày càng gay gắt chống đối quyết định của nhà nưóc cho phép Trung Quốc khai thác quặng bauxite ở Tây Nguyên. Cơ sở phản đối của quần chúng chủ yéu gồm hai điểm : các công ty Trung Quốc khi sang đầu tư tại Việt Nam, dù trong lĩnh vực nào, thay vì thuê mướn nhân công tại chỗ họ đã đưa đồng hương của họ sang.

Đa số các công nhân này không có tay nghề chuyên môn, do đó không được xem là lao động hợp pháp theo luật Việt Nam. Nhiều tờ báo trong nước gần đây loan tin Trung Quốc ồ ạt đưa công nhân sang Việt Nam , có nơi đông tới cả hai ngàn người. Đối với công luận, điều này vừa gây tổn hại cho thị trường lao động địa phương vừa gây khó khăn tiềm ẩn cho xã hội và an ninh quốc gia.

Ngoài ra công luận còn lo ngại trưóc sự kiện Trung Quốc đã mang đến Việt Nam những kỹ thuật và phương tiện khai thác đã lỗi thời mà chính họ cũng không còn sử dụng , gây tác hại cho môi trường tại chỗ. Chính vì thế, sự kiện các nhà thầu Trung Quốc được quyền khai thác những dự án lớn trong các lĩnh vực then chốt tại Việt Nam càng gây thêm lo sợ cho dân chúng trong nước.

Việt Nam chịu thiệt thòi trong quan hệ thương mại với Trung Quốc

Từ năm 2001, Việt Nam không ngớt bị thâm thủng khi buôn bán vói nước láng giềng phương bắc. Năm 2008, con số này lên tới mức đáng lo ngại, trên 11 tỷ đôla, tức khoảng 12% tổng sản phẩm quốc nội.

Hàng Trung Quốc giá rẻ tràn ngập thị trưòng Việt Nam mà chính phủ Hà Nội nước không có chính sách gì bảo vệ cho các nhà sản xuát trong nước. Mặt khác, phải kể đến chất lượng hàng hoá Trung Quốc nhập khẩu. Cho đến giờ này mới chỉ có báo chí lên tiếng báo động về hàng hoá độc hại xuất xứ từ Trung Quốc nhập vào Việt Nam.

Trung Quốc không ngừng vi phạm chủ quyền Việt Nam

Tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là đề tài thời sự nóng bỏng trong nước trong thời gian gần đây, theo nhận xét của tác giả bài báo trên asiatimes trên mạng hôm nay. Điều mà tác giả lưu ý là, nếu trước  đây Hà Nội cố tìm cách ngăn chặn tiếng nói người dân phản đối Trung Quốc thì tình hình ấy hôm nay đã xoay chiều.

Công luận được khuyến khích tìm hiểu các tài liệu lịch sử và nghiên cứu về chủ quyền Việt Nam trên các lãnh thổ mà Trung Quốc tìm cách giành giựt. Nới cách khác, chính phủ yểm trợ dân chúng trong cuộc tranh đấu giành chủ quyền.

Dĩ nhiên, Việt Nam không muốn tranh chấp quân sự với anh láng giềng khổng lồ nhưng điều đó không có nghĩa là Việt Nam khoanh tay để Trung Quốc hoành hành trong khu vực.

Vì lợi ích đôi bên và ổn định khu vực hai bên sẽ phải có những đường hướng hợp tác mới. Trước mắt, không thể đánh giá thấp phản ứng của công luận Việt Nam đối với quan hệ Việt Trung, về mọi mặt. Trung Quốc phải chấn chỉnh phương thức đầu tư tại Việt Nam nếu muốn tranh thủ sự tin tưỏng của công luận Về điểm này các doanh nhân Nhật Bản  là tấm gương tốt cho các đồng nghiệp Trung Quốc.

Trên bình diện rộng lớn hơn của quan hệ kinh tế, cán cân thương mại và tệ nạn buôn lậu cũng phải được giải quyết để giảm áp lực cho Việt Nam. Cuối cùng đối với hồ sơ gai góc nhất là tranh chấp chủ quyền trên biển Đông. Là một cường quốc đang lên với tiềm năng kinh tế và ảnh hưởng chính trị trên toàn cầu, Trung Quốc có lợi khi chứng tỏ với thế giới về  sức phát triển hoà bình của họ.

Về phiá Việt Nam, tuy vẫn cảnh giác đối với Trung Quốc nhưng cũng đủ khôn khéo để duy trì hoà bình và phát triển kinh tế trong lúc tiếp tục củng cố bản sắc dân tộc. 

Bầu cử tổng thống Iran : mùa Xuân Téhéran 

Cuộc bầu cử tổng thống Iran hôm nay là thời sự quốc tế hàng đầu của làng báo Pháp. Báo cộng sản l’Humanité đưa trên nửa trang nhất ảnh nử cử tri hào hứng tham dự một buổi mít tinh với hàng tựa đậm Những phụ nữ này tin tưởng ông Ahmadinejad sẽ thất bại.

Cũng theo l’Humanité, đây là cuộc bầu cử tổng thống  quan trọng nhất tại Iran kể từ sau cuộc Cách mạng Hồi giáo. Dân chúng đi bầu trong một bối cảnh quốc gia và quốc tế hoàn toàn thay đối . Đương kim tổng thống  Ahmadinejad sẽ phải đối phó với ba ứng cử viên trong đó có cựu thủ tướng Mir  Hossein Moussavi.

Lá phiếu của phụ nữ Iran

Đa số dân miền nam Iran ủng hộ ông Ahmadinejad trong lúc cử  tri phiá bắc cho biết sẽ dồn phiếu cho Mir Hossein Moussavi, một nhà lãnh đạo đầy quyền lực thời chiến tranh Irak. Cũng theo tờ báo cộng sản Pháp, lá phiếu của nữ cử tri Iran sẽ giữ vai trò quyét định hôm nay, những phụ nữ đang đòi thêm quyền hạn trong xã hội và chống lại mọi hình thức phân biệt đói xử.

Đối với Liberation, cuộc bầu cử hôm nay báo hiệu một sự thay đổi , một làn gió tự do thổi tới Iran. Trong ba tuần lễ vận động, đất nước Iran lần đầu tiên như đang trải qua một cơn sốt. Lần đầu tiên, các ứng cử viên đã tranh luận thực sự và sôi nổi trên đài truyền hình, những cuộc mit tinh thu huy động hàng triệu ngwofi tham gia.

Đặc biệt cũng lần đầu tiên giới trẻ Iran được bày tỏ nguyện vọng thay đổi đất nước. Người ta có thể hy vọng sau 30 năm sống khép kín đã tới lúc Iran hưóng ra bên ngoài, với cuộc bầu cử được xem là muà xuân của đất nước.