Tìm kiếm

/ languages

Choisir langue
 

TIÊU ĐIỂM THỜI SỰ

Thay đổi khí hậu đe dọa sự sinh tồn của các tiểu đảo quốc

  Tú Anh

Bài đăng ngày 24/09/2009 Cập nhật lần cuối ngày  24/09/2009 12:47 TU

Từ các tiểu đảo quốc Thái bình dương cho đến vùng châu thổ sông Cửu Long đều lo ngại bị diệt vong. Nếu nhiệt độ trái đất tăng thêm từ 0,8 độ C hiện nay lên 2 độ, các tiểu đảo quốc sẽ diệt vong. Tại các lục địa, hai phần ba diện tích các bình nguyên vựa lúa của nhân loại phần lớn là ở Á châu- trong đó có đồng bằng sông Cửu Long- sẽ bị nước biển tràn ngập.

Nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long (ảnh Lê Đình Phương)

Nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long (ảnh Lê Đình Phương)

Nhân hội nghị thượng đỉnh về khí hậu do Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc triệu tập ngày 22/9 bên lề khóa họp khoáng đại của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, đại diện 42 nước trong Liên Minh các Tiểu Đảo quốc (AOSIS) đánh động dư luận quốc tế trước « nguy cơ diệt chủng » nếu cộng đồng quôc tế không hợp tác với nhau chận bớt khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Tổng thống đảo Madives trong vùng Ấn Độ dương nói đến viễn ảnh « thảm sát tập thể » nếu nhiệt độ khí quyển tăng hơn 1,5 độ C.

Tại vùng nam Thái Bình dương, những hải đảo xinh đẹp như thiên đường hiện phaỉ đối phó hàng ngày với hiện tượng nước biển xâm thực. Khắp nơi, khí hậu thay đổi làm cho thiên tai xẩy ra thường xuyên hơn với cường độ dữ dội hơn.

Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc công bố ngày 23/9 tại NewYork, những trận bão và lũ lụt kinh hoàng  làm cho 38 triệu người phải di tản ; mà 90% là ở Á châu. Theo thẩm định của các chuyên gia Liên Hiệp Quốc, Á châu  là vùng dễ bị thiên tai nhất.

Trong khi đó thì kết quả nghiên cứu của các chuyên gia Mỹ tại đại học Colorado Hoa Kỳ xác nhận nhiều vùng châu thổ của Trung Quốc như đồng bằng sông Hoàng Hà, Dương Tử, Châu Giang và sâu xuống Đông Nam Á, vùng châu thổ sông Cữu Long sẽ không tránh khỏi bị nước biển tràn ngập trong thể kỷ này.

Ngoài thiên tai, một số hoạt động của con người góp phần vào sự hủy diệt. Các chuyên gia nhấn mạnh đến tình trạng xây dựng hoàng loạt đập thủy điện trên thượng nguồn làm cạn dòng sông, làm phù sa không ra được cửa biển để bồi đấp cho vùng duyên hải, ngăn chận nước biển lấn vào.

Tóm lại, dù là đảo quốc hay lục địa, không một nơi nào tránh được hậu quả của thay đổi khí hậu do hai nguyên nhân : khí thải công nghiệp và nạn phá rừng.

Từ Sydney, nước Úc, quốc gia đứng đầu trong Diễn đàn các nước nam Thái Thái Bình Dương, nhà báo Lưu Tường Quang chia xẻ một số thông và phân tích qua phần phỏng vấn sau đây.

Nhà báo Lưu Tường Quang-Úc

24/09/2009