Tìm kiếm

/ languages

Choisir langue
 

CHÂU ÂU

Thủ tướng Nga Putin bảo vệ trụ sở mật vụ Đức Stasi năm 1989

  Bảo Thạch

Bài đăng ngày 01/11/2009 Cập nhật lần cuối ngày  01/11/2009 15:49 TU

Thủ tướng Nga Vladimir Poutine (Reuters)

Thủ tướng Nga Vladimir Poutine (Reuters)

Ngày 08/1/2009, nhân kỷ niệm 2 thập kỷ bức tường Berlin sụp đổ, kênh truyền hình REN TV (Nga) sẽ chiếu một bộ phim tài liệu của Kondratiev, một trong những ngưòi dẫn chương trình truyền hình nổi tiếng nhất của Nga.

Hai mưoi năm trước, Putin làm việc tại thành phố Dresden (CHDC Đức) trên cương vị một sĩ quan KGB (Cơ quan An ninh Quốc gia Liên Xô), còn Kondratiev cũng có những trải nghiệm cá nhân liên quan đến dịp kỷ niệm này: Ông là một cựu sinh viên du học tại Berlin và Leipzik, sau đó làm việc 11 năm tại Đông Đức trên tư cách một ký giả.

Trong số báo ra ngày 28/10/2009, tờ “Kommersant” (Nga) đã đưa tin về bộ phim mang tựa đề “Bức tường” của Kondratiev. Đưọc biết, trong phim, sẽ xuất hiện rất nhiều chính khách đương thời như Mikhail Gorbachev (chủ tịch Liên Xô); Richard von Weizsäcker (tổng thống CHLB Đức) và Egon Krenz (tổng bí thư cuối cùng của đảng Xã hội Thống nhất Đức, tức Đảng Cộng sản Đông Đức). Tuy nhiên, thú vị nhất vẫn là Vladimir Putin, trong dịp này đã hồi tưởng một cách “không bó buộc” về những kỷ niệm thời đó.

Trả lời câu hỏi tại sao lại chọn Putin là một trong những nhân vật chính của phim mặc dù vai trò của thủ tướng Nga hiện tại trong quá trình thống nhất nước Đức là tương đối nhỏ, Kondratiev đáp rằng theo ông, Putin đã có công lớn trong việc phá vỡ bức tường Berlin.

Ông là một trong số ít các công dân Liên Xô đã có quan hệ trực tiếp với những ngưòi biểu tình Đông Đức, khi họ đốt trụ sở của cơ quan mật vụ chính trị Stasi tại Dresden, và muốn chiếm tòa nhà mà Putin thời đó đang làm việc cùng các đồng nghiệp, là các điệp viên. Ông đã thành công trong việc khuyên nhủ đoàn người biểu tình hãy rút lui”, Kondratiev phát biểu với tờ “Kommersant”.

Trước đây, báo chí Nga từng đưa tin Putin đã lăm lăm súng lục và dọa rằng nếu tấn công tòa nhà có những nhân viên KGB làm việc, thì tức là cũng coi như xâm nhập lãnh thổ Liên bang Xô-viết. Tuy nhiên, trong các hồi tưởng của vị thủ tướng đương nhiệm, không thấy ông nhắc đến khẩu súng.

Như đã biết, sau khi tốt nghiệp ban quốc tế khoa luật đại học Quốc gia Leningrad năm 1975, Putin được tuyển dụng vào KGB và năm 1985, ông đã tốt nghiệp Học viện Tình báo (tên cũ là Học viện Andropov, trường huấn luyện tình báo hàng đầu của KGB).

Những nhiệm vụ đầu tiên của Putin - được thuật lại trong hồi ký “First Person” (Người số Một) – là hoạt động tình báo, kèm những hoạt động đàn áp phong trào đối lập tại Leningrad.

Thời kỳ 1985-1990, Putin được KGB cử sang hoạt động tình báo tại Dresden: cương vị chính thức của ông là giám đốc Nhà Hữu nghị. Cùng gia đình, ông đã có dịp chứng kiến sự sụp đổ của CHDC Đức và chủ nghĩa xã hội tại xứ sở này

Hoàng Nguyễn_Budapest_20091101

01/11/2009