Tìm kiếm

/ languages

Choisir langue
 

PHÓNG SỰ ĐẶC BIỆT

Kỷ niệm 20 năm chủ nghĩa cộng sản sụp đổ (Phần XV). Leipzig 1989: Khi người dân Đông Đức đập tan bộ máy Stasi

  Thanh Phương

Bài đăng ngày 06/11/2009 Cập nhật lần cuối ngày  09/11/2009 15:53 TU

Viện bảo tàng Runde Ecke

Viện bảo tàng Runde Ecke

Một trong những nơi mà du khách thường đi tham quan tại Leipzig, đó là cuôc triển lãm về công an mật vụ Đông Đức cũ Stasi, tại viện bảo tàng Runde Ecke. Tòa nhà này là biểu tượng của sự đàn áp, người dân Đông Đức cũ sống triền miên trong sợ hãi và nghi kỵ. Tạp chí của Thanh Phương gởi về từ Leipzig

Đây chính là nơi mà cơ quan Stasi ở Leipzig đặt trụ sở từ thập niên 50. Chính tại nơi đây mà vào ngày thứ hai 4/12/ 1989, người dân Leipzig đã tràn vào, đập tan một trong những  cột trụ của chế độ Cộng sản Đông Đức cũ. Tòa nhà này nay là nơi đặt chi nhánh tại Leipzig của Cơ quan Liên bang xử lý các hồ sơ của Stasi. Một uỷ ban có tên là Uỷ ban Công dân, ra đời năm 1989, từ các cuộc biểu tình mỗi thứ hai tại Leipzig, mở cuộc triển lãm thường trưc về Stasi.

Tại đây, ta có thể nhìn thấy tận mắt những công cụ mà cảnh sát mật vụ khét tiếng này đã dùng để dò xét, kiểm soát, khống chế, khủng bố tinh thần người dân Đông Đức. từ hệ thống nghe lén điện thoại, dụng cụ để mở thư từ và để dán lại thư từ đã bị bóc ra, cho đến micro ghi âm, giấy tờ giả, con dấu giả. Tại đây, người ta cũng dựng lại một phòng giam của trại tạm giam Stasi tại Leipzig trước đay.

Bác sĩ Nguyễn Chí Chính trước máy chụp chữ ký passeport

Bác sĩ Nguyễn Chí Chính trước máy chụp chữ ký passeport

Rất may là khi đến xem triển lãm này, tôi đi cùng với hai người Việt tại Leipzig, đó là bác sĩ Nguyễn Chí Chính và ông Phan Thanh Vân, bởi vì nếu không có hai người này giảng nghĩa dùm thì chẳng thể nào hiểu được các chú thích chỉ bằng tiếng Đức. Là người sống ở Tây Đức, bác sĩ Nguyễn Chí Chính đã sang sống ở Đông Đức khi bức tường Berlin sụp đổ.

Còn ông Phan Thanh Vân nguyên là phiên dịch cho công nhân Việt Nam lao động hợp tác và đã là một trong số hiếm hoi người Việt lúc ấy dám công khai tham gia biểu tình với người dân Đông Đức trong những tháng trước khi bức tường Berlin sụp đổ và ông coi như cũng là nạn nhân trưc tiếp của Stasi.  Hai cái nhìn của hai nhà trí thức về những diễn biến 20 năm trước đây như thế nào, mời quý vị theo dõi cuộc trò chuyện sau đây.

Triển lãm về công an mật vụ Đông Đức cũ Stasi

06/11/2009

Ông Phan Thanh Vân bên những chiếc điện thoại nghe lén

Ông Phan Thanh Vân bên những chiếc điện thoại nghe lén