![]() |
Đức Tâm
Bài đăng ngày 03/12/2009 Cập nhật lần cuối ngày 03/12/2009 16:03 TU
Vẫn theo ông Trịnh Quốc Quang, biến đổi khí hậu có thể gây ra những hậu quả kinh hoàng cho Trung Quốc, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, hạn hán hoặc ngập úng sẽ diễn ra thường xuyên hơn. Vào nửa cuối thế kỷ, sản xuất ngũ cốc của Trung Quốc có thể bị giảm tới 37%, đe dọa an toàn lương thực của nước này.
Do vậy, Trung Quốc cần phải ưu tiên tìm kiếm phương cách giảm nhẹ tác động của hiện tượng hâm nóng trái đất đối với vấn đề an toàn lương thực của Trung Quốc, tăng cường khả năng sức kháng cự của nông nghiệp trước các rủi ro khí hậu.
Chỉ còn vài ngày nữa là hội nghị thế giới về biến đổi khí hậu sẽ khai mạc tại Copenhagen, Đan Mạch. Theo giới quan sát, phát biểu trên đây thể hiện sự tránh né của Bắc Kinh, coi công cuộc chống biến đổi khí hậu là trách nhiệm của các nước giầu, công nghiệp phát triển.
Do vậy, ông Dương Ái Luân, phụ trách hồ sơ khí hậu và năng lượng của tổ chức Greenpeace Trung Quốc phải đính chính lại đó là ý kiến cá nhân ông Trịnh Quốc Quang, chứ không phải là quan điểm của chính phủ.
Xin nhắc lại là cho đến nay, Trung Quốc, một mặt, kêu gọi các nước công nghiệp phát triển phải tỏ ra có trách nhiệm trong cuộc đấu tranh chống biến đổi khí hậu, nhưng mặt khác, trên phạm vi quốc tế, Bắc Kinh vừa mới bầy tỏ mong muốn sẽ giảm cường độ hay mức độ tập trung khí carbon tính trên đơn vị tổng sản phẩm quốc nội, PIB, xuống khoảng 40 – 45% trong giai đoạn 2020 so với mức của năm 2005.
THỜI SỰ
MỖI NGÀY MỘT SỰ KIỆN
PHỎNG VẤN
ĐIỂM BÁO