![]() |
Trọng Thành
Bài đăng ngày 19/12/2009 Cập nhật lần cuối ngày 19/12/2009 16:17 TU
Văn bản thỏa thuận được thông qua vào giờ chót hạn chế nhiệt độ ở mức 2°C, nhưng đã không đưa ra được các cam kết mang tính ràng buộc. Việc tài trợ cho các nước bị tác động nặng nề nhất cũng mới chỉ nằm trên giấy tờ. Kết quả Hội nghị Copenhagen có tác động như thế nào đến việc ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam ?
Từ Hà Nội, ông Nguyễn Hữu Ninh, nhà hoạt động môi trường, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Môi trường và Phát triển (CERED), đã trả lời phóng vấn của RFI Việt ngữ.
Ông cho biết điều quan trọng là các nước gây nhiều ô nhiễm nhất như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Brasil, ngồi lại được với nhau, và đạt được cam kết không để Trái đất nóng lên quá 2°C.
Đây là lần đầu tiên Mỹ đã đưa ra những cam kết tài trợ cho các nước nghèo. Vấn đề hạn chế và ứng phó với biến độ khí hậu đòi hỏi những nỗ lực thường xuyên và lâu dài.
Từ một hai năm gần đây, Việt Nam đã nhận được khá nhiều hỗ trợ quốc tế trong lĩnh vực này. Là một trong những nước bị ảnh hưởng nhiều nhất, Việt Nam cần có kế hoạch ứng phó riêng, độc lập với những gì xảy ra tại Copenhagen.
THỜI SỰ
MỖI NGÀY MỘT SỰ KIỆN
PHỎNG VẤN
ĐIỂM BÁO