Tìm kiếm

/ languages

Choisir langue
 

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Trung Quốc đánh giá tốt Hội nghị Thượng đỉnh Copenhagen trong lúc nhiều nước chỉ trích thỏa ước đạt được

  Ánh Nguyệt

Bài đăng ngày 20/12/2009 Cập nhật lần cuối ngày  20/12/2009 16:27 TU

Phái đoàn Trung Quốc tại Copenhagen vỗ tay nhân cuộc họp khoáng đại ngày 19/12/2009(Ảnh : Reuters)

Phái đoàn Trung Quốc tại Copenhagen vỗ tay nhân cuộc họp khoáng đại ngày 19/12/2009
(Ảnh : Reuters)

Trên trang web của Bộ Ngọai giao Trung Quốc hôm 20/12/2009, Ngọai trưởng Trung Quốc Dương Khíết Trì cho rằng hội nghị Copenhagen đã mang đến ‘’kết quả có ý nghĩa và tích cực ‘’. Trong khi đó, thỏa ước Copenhagen đạt được vào giờ chót hôm thứ bảy 19/12 sau hai tuần lễ thảo luận gay gắt đã bị hầu hết các nước chỉ trích là không mang lại một đảm bảo cụ thể nào trong cuộc đấu tranh chống thay đổi khí hậu

Ngọai trưởng Dương Khiết Trì không đề cập đặc biệt tới thỏa thuận Copenhagen nhưng cho rằng cuộc họp thượng đỉnh đã thành công trong việc duy trì nguyên tắc ‘’ phân biệt trách nhiệm chung’’, công nhận sự khác biệt về tình trạng kinh tế giữa các nước giàu và các nước đang nổi lên . Trung Quốc nước gây ô nhiễm nặng nhất trên thế giới vẫn luôn luôn cho rằng các nước giàu phải đi đầu trong việc đề ra mục tiêu giảm khí thải và tài trợ cho các nước nghèo giải quyết tình trạng biến đổi khí hậu.

Trong khi đó, thỏa ước Copenhagen đạt được vào giờ chót  hôm thứ bảy sau hai tuần lễ thảo luận gay gắt đã bị hầu hết các nước chỉ trích là không mang lại một đảm bảo cụ thể nào trong cuộc đấu tranh chống thay đổi khí hậu.

Nhưng theo giới chuyên gia, it ra hội nghị Copenhagen cũng đạt được một cam kết của những nước đã muốn đi tới một thỏa thuận tối thiểu, những nước thủ phạm chính gây ra hiệu ứng nhà kính. Đó là cam kết sẽ gặp lại nhau vào cuối tháng giêng để ấn định trên giấy trắng mực đen những quyết tâm về mặt giảm thiểu khí thải của những nước lớn : những cường quốc kỹ nghệ hóa , Hoa Kỳ, châu Âu, và những nước đang trỗi dậy gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Nam Phi.

Sáu tháng sau, tại Bonn, thủ tướng Đức, bà Angela Merkel, sẽ tiếp đón tất cả những nước tới dự cuộc họp về khí hậu chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh Mêhicô trong vòng một năm nữa. Cuối năm 2010, đại diện 192 quốc gia sẽ gặp nhau để có thể ấn định những mục tiêu bắt buộc và công bằng trong lĩnh vực đấu tranh chống biến đổi khí hậu.

Theo giới chính trị mọi việc phải làm lại từ đầu trong lúc các nhà thương thuyết cay đắng hơn, lại sợ rằng khi đó cuộc vận động dồn dập và bầu nhiệt huyết trước khi diễn ra hội nghị Copenhagen sẽ lụi tàn dần. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều lý do khác để vận động mọi người tham gia bảo vệ môi trường từ nay cho tới năm 2014, ngày công bố báo cáo của các nhà khoa học của tổ chức GIEC. Nhóm các chuyên gia về khi hậu ngay từ bây giờ đã báo trước là khí hậu se thay đổi nhanh hơn dự kiến. Trong khi đó vẫn chưa có một thỏa thuận thực sự mang tính bắt buộc đối với các nước để đối phó với tình hình.

Thỏa ước Copenhagen : thụt lùi 12 năm so với Kyoto

Trên đài RFI, ông François GEMEL, chuyên viên về địa lý chính trị khí hậu phân tích kết quả của thỏa thuận Copenagen và đánh giá trách nhiệm của các nước tham dự hội nghị :

‘’ Thỏa ước Copenhagen chỉ đơn thuần là một tuyên bố chính trị và không có một điều khỏan bó buộc nào. Đây là một kịch bản tai hại nhất , một thỏa thuận tồi tệ nhất mà người ta có thể hình dung. Thỏa ước Copenhagen là một bước thụt lùi cả 12 năm so với nghị định thư Kyoto.

Nói cụ thể, thỏa ước này giống như một thứ cam kết hảo không khác gì người ta nói quyết định giảm cân nhưng không đề ra chế độ ăn uống kiêng khem. Hội nghị Copenhangen đã nói sẽ giữ nhiệt độ của trái đất ổn định chỉ tăng trung bình 2°C,  nhưng không quy định các phương tiện áp dụng. Thỏa ước Copenhagen không đề ra một mục tiêu nào, một con số giảm khí thải nào, đây không phải là một thỏa ước đứng đắn. Nói về trách nhiệm, theo tôi trách nhiệm này được chia ba.

Thứ nhất, đó là trách nhiệm cấp quốc tế  thuộc về tiến trình thương thuyết của Liên Hiệp Quốc. Ngày nay không thể chỉ có nhưng thỏa thuận riêng giữa những nước kỹ nghệ hóa mà phải tính đến cả những nước đang phát triển và những nước đang trỗi dậy. Cơ chế thương thuyết áp dụng lâu nay đã không còn hiệu quả. 

Thứ hai, đó là trách nhiệm cấp quốc gia. Liên hiệp châu Âu thì chưa đú tham vọng, Hoa Kỳ thì không chịu đóng vai trò trọng tài, đưa ra đề nghị hay thực hiện đề nghị. Còn Trung Quốc thì không chịu quốc té kỉểm tra các nỗ lực giảm bớt khí thải.

Và cuối cùng, tôi nghĩ còn có mức độ trách nhiệm cá nhân mà ta không nên quên, bao gồm trách nhiệm của thủ tướng Đan Mạch và bà bộ trưởng Đan Mạch chủ trì hội nghị. Cả hai người đã tìm cách gây sức ép, áp đặt bản dự thảo thỏa thuận của họ, mà không cần đếm xỉa đến những gì mà các nhà đàm phán đã đạt được. Tôi nghĩ tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, ông Ban Ki Moon cũng phải chịu trách nhiệm. Ông đã tỏ ra không đủ khả năng đối phó với thách thức này.’’