Tìm kiếm

/ languages

Choisir langue
 

VIỆT NAM

Tòa án Hà Nội giữ nguyên án tù đối với ba nhà bất đồng chính kiến

  Thanh Phương

Bài đăng ngày 19/01/2010 Cập nhật lần cuối ngày  19/01/2010 15:25 TU

Trong các phiên xử phúc thẩm bắt đầu từ hôm qua, 18/01/2010, Tòa án Nhân dân Hà Nội đã xử y án đối với ba nhà bất đồng chính kiến gồm kỹ sư Phạm Văn Trội, nhà văn Trần Đức Thạch và nhà giáo Vũ Hùng. Tòa đã giữ nguyên bản án sơ thẩm, tức là 4 năm tù đối với ông Phạm Văn Trội và 3 năm tù đối với hai ông Vũ Văn Hùng (tức Vũ Hùng) và Trần Đức Thạch.

Trần Đức Thạch, Vũ Hùng, Phạm Văn Trội (từ trái sang phải)DR

Trần Đức Thạch, Vũ Hùng, Phạm Văn Trội (từ trái sang phải)
DR

Cả ba người đã bị đem ra xử sơ thẩm vào tháng 10 năm ngoái với tội danh '' tuyên truyền chống Nhà nước'' vì đã treo biểu ngữ, phát truyền đơn kêu gọi dân chủ đa đảng và lên án Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở biển Đông, cũng như bày tỏ chính kiến trên mạng Internet.

Trả lời RFI chiều 19/01/2010, bà Lê Thị Tuyết Mai, vợ của nhà giáo Vũ Hùng cho biết về phiên xử phúc thẩm:

Bà Tuyết Mai, vợ nhà giáo Vũ Hùng tại Hà Nội

19/01/2010

Cùng bị bắt và bị xử sơ thẩm trong tháng 10, còn có sáu nhà bất đồng chính kiến khác, gồm nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, các ông Nguyễn Mạnh Sơn, Nguyễn Văn Tính, Nguyễn Văn Túc, Nguyễn Kim Nhàn và sinh viên Ngô Quỳnh.

Sáu người này sẽ được xử phúc thẩm trong hai ngày 21 và 22/01 tại Hải Phòng. Bị câu lưu khi từ Hà Nội ra Hải Phòng để dự phiên xử sơ thẩm sáu người nói trên, nhà văn Trần Khải Thanh Thủy cũng sẽ bị đem ra xử ngày 29/01 theo các nguồn tin mà AFP đã phối kiểm.

Còn ngày 20/01, đến lượt bốn nhà đấu tranh dân chủ khác ra tòa ở Sài Gòn : luật sư Lê Công Định, thạc sĩ tin học Nguyễn Tiến Trung, hai ông Trần Huỳnh Duy Thức và Lê Thăng Long. Họ sẽ bị xử với tội danh ''hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân'' với khung hình phạt lên đến mức tử hình, chiếu theo điều 79 Bộ Luật Hình sự.

Theo hãng tin Đức DPA, một quan chức Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết là tòa đã ra lệnh cấm báo chí đem thiết bị ghi âm, ghi hình, điện thoại di động và máy vi tính vào phòng xử khi theo dõi phiên tòa ngày 20/01. Các phóng viên và các nhà ngoại giao chỉ được xem diễn tiến phiên tòa qua màn ảnh truyền hình đặt ở phòng kế bên.