Tìm kiếm

/ languages

Choisir langue
 

VIỆT NAM

Việt Nam trấn áp giới ly khai để chặn trước những tiếng nói bất đồng vào lúc chuẩn bị Đại hội đảng

  Trọng Nghĩa

Bài đăng ngày 21/01/2010 Cập nhật lần cuối ngày  21/01/2010 14:32 TU

Từ trái sang phải : Lê Công Định, Nguyễn Xuân Nghĩa, Nguyễn Tiến Trung và Trần Anh Kim (DR)

Từ trái sang phải : Lê Công Định, Nguyễn Xuân Nghĩa, Nguyễn Tiến Trung và Trần Anh Kim (DR)

Theo dự kiến, toà án Hải Phòng sẽ xử phúc thẩm hôm nay và ngày mai, 6 nhà bất đồng chính kiến khác, gồm các ông Nguyễn Xuân Nghĩa, Nguyễn Mạnh Sơn, Nguyễn Văn Tính, Nguyễn Văn Túc, Nguyễn Kim Nhàn và Ngô Quỳnh. Sau đó, nhà văn Trần Khải Thanh Thủy cũng sẽ bị xét xử ngày 29/01.

Chưa bao giờ các phiên tòa xét xử những người bất đồng chính kiến tại Việt Nam lại diễn ra dồn dập như vào đầu năm 2010 này. Những bản án tù được cho là nặng, nhắm vào những người bị buộc tội ''tuyên truyền chống phá nhà nước cho đến ''hoạt động nhằm lật đổ chính quyền'', theo giới quan sát, đều phản ánh mong muốn răn đe tất cả những tiếng nói bất đồng với chính quyền có thể vang lên trong thời gian tới đây vào lúc Đảng Cộng Sản đang chuẩn bị cho Đại Hội vào đàu năm 2011.  

Mở màn cho đợt xét xử là các phiên toà phúc thẩm tại Hà Nội trong hai ngày 18 và 19 tháng 10, đã duy trì án tù 3 và bốn năm đối với ba ông Phạm Văn Trội, Trần Đức Thạch và Vũ Hùng bị buộc tội ''tuyên truyền chống Nhà nước'' vì đã treo biểu ngữ, phát truyền đơn kêu gọi dân chủ đa đảng và lên án Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở biển Đông.

Hôm qua, 20/10, đến lượt 4 nhân vật khác, các ông Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức và Lê Thăng Long phải ra tòa lần đầu tiên tại Thành Phố Hồ Chí Minh để lãnh mức án tổng cộng 33 năm tù, chưa kể đến thời gian quản chế sau khi thọ án xong. Họ bị buộc vào các tội danh nặng nề là ''hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân''.

Răn đe những tiếng nói bất đồng

Theo dự kiến, toà án Hải Phòng trong hai ngày hôm nay và ngày mai cũng sẽ xử phúc thẩm 6 nhà bất đồng chính kiến khác, gồm các ông Nguyễn Xuân Nghĩa, Nguyễn Mạnh Sơn, Nguyễn Văn Tính, Nguyễn Văn Túc, Nguyễn Kim Nhàn và Ngô Quỳnh. Sau đó qua ngày 29/01, nhà văn Trần Khải Thanh Thủy cũng sẽ bị đem ra xét xử.

Câu hỏi mà nhiều nhà quan sát đặt ra là tại sao các vụ xử lại diễn ra gần như là đồng loạt như hiện nay, với tội danh được đánh giá là nặng nề, đặc biệt là đối với 4 nhà đấu tranh dân chủ phải ra tòa vào hôm qua ? Hầu hết giới phân tích đều gắn liền các sự kiện này với tiến trình chuẩn bị đại hội đảng sẽ diễn ra vào đầu năm 2011.

Thoạt đầu tội danh chỉ là tuyên truyền chống Nhà nước, nhưng ít lâu sau, chính quyền đã cải thành âm mưu lật đổ chính quyền. Theo nhật báo Anh Quốc trên mạng TimesOnLine, việc thay đổi tội danh này thể hiện một thái độ cứng rắn hơn đối với giới ly khai trong nước, đặc biệt đói với những người dám công khai đặt lại vần đề độc quyền lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam 

Trả lời trên đài phát thành Úc ABC vào hôm nay, giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam tại Trưởng Đại Học New South Wales ở Úc, cho là sở dĩ các ông Định, Trung, Long và Thức bị cải án, đó là vì những người này đã có những hành động bị cho là nhằm thiết lập chế độ đa đảng tại Việt Nam, thậm chí còn liên lạc tiếp xúc với đại diện của một đảng chính trị ở hải ngoại bị chính quyền Việt Nam đánh giá là phản động, thậm chí là một tổ chức khủng bố.

Thái độ cứng rắn của chính quyền Việt Nam

Về lý do tại sao chính quyền Việt Nam lại mạnh tay với giới ly khai vào lúc này, giáo sư Thayer xác đînh : đó là vì Việt Nam đang chuẩn bị cho Dại Hội đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu năm tới.

Ông phân tích : "Trong vòng một năm tới đây, Đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ tổ chức đại hội lần thứ 11. Trong năm nay, đảng Cộng sản sẽ tein hành công việc bầu đại biểu bắt đãu từ cấp cơ sở để chọn người đi dự Đại Hội. Trong quá khứ, đây luôn luôn là dịp để các phe gọi là cải tổ hay bảo thủ trong Đảng đấu tranh với nhau về quy mô cải cách.

Các nhân vật ly khai ngoài đảng và những người đấu tranh cho Dân chủ thường nhân cơ hội này để bình luận về các dự thảo văn kiện chuẫn bị đại hội và kêu gọi thúc đẩy cải tổ. Do đó, theo ý kiến của tôi, vào lúc này, các thành phần bảo thủ trong Đảng Cộng sản đang sử dụng các phiên tòa để khoá miệng và ngăn chặn trước cuộc tranh luận đó".

Trên nguyên tắc, còn một năm nữa thì Đại Hội lần thứ 11 của Đảng Cộng Sản Việt Nam mới diễn ra. Trong tình hình đó, giới quan sát cho rằng những ngườI bất đồng chính kiến tại Việt Nam sẽ còn gặp nhiều khó khăn.