Tìm kiếm

/ languages

Choisir langue
 

 

VĂN HỌC NGHỆ THUẬT

Nhân Văn Giai Phẩm phần XII : Hoàng Cầm

Cuộc đời Hoàng Cầm gắn bó với lịch sử, không chỉ lịch sử kháng chiến, lịch sử Nhân Văn Giai Phẩm, mà lịch sử dân tộc. Từ tác phẩm đầu tay Hận Nam Quan, Hoàng Cầm đã xác định con đường dân tộc: phải đề phòng phương Bắc. Nhưng hơn nửa thế kỷ qua, đất nước Việt Nam vẫn còn chưa thoát khỏi cái nhục nô lệ Bắc phương: Khóc trong lòng ghi nhớ Hận nam Quan.

02/03/2010 17:47 TU

VĂN HỌC NGHỆ THUẬT

Trần Dần từ "Giai Phẩm" (1956) đến "Thơ" (1987)

Nhân Văn Giai Phẩm phần XI : Trần Dần

"Tiễn đưa anh [Trần Dần] về cõi vĩnh hằng, tôi chỉ có thể nhắc lại cùng anh vế đối của Ngô Thì Nhậm nói cái lẽ tất yếu: "Gặp thì thế, thế thì phải thế". Cả nước biết lúc nào anh cũng có tư tưởng Nhất định thắng, dù cho ý chí ấy anh không đạt được thì cũng vẫn là phẩm giá cao đẹp của một con người." (Nguyễn Hữu Đang)

27/01/2010 09:15 TU

VĂN HỌC NGHỆ THUẬT

Nhà thơ Lê Đạt, từ Nhân Văn Giai Phẩm đến ''Đường chữ''

Nhân Văn Giai Phẩm phần X : Lê Đạt

Sự tranh đấu của Lê Đạt thể hiện trên 2 mặt : về chính trị, chống chính sách đảng trị, đòi tự do dân chủ; về văn nghệ, chủ trương tự do sáng tác và đổi mới thơ ca. Ông thất bại trong đấu tranh chính trị, nhưng thành công trên trận đồ chữ nghĩa, trở thành 1 trong những nhà thơ cách tân hàng đầu của Việt Nam trong thế kỷ 20

23/01/2010 17:53 TU

VĂN HỌC NGHỆ THUẬT

Nguyễn Hữu Đang và hình bià tập san Giai Phẩm số 1(Ảnh : DR)

Nhân Văn Giai Phẩm phần IX : Nguyễn Hữu Đang

Là một trong những khuôn mặt trí thức dấn thân tranh đấu cho tự do dân chủ can trường nhất trong thế kỷ XX, là cột trụ của phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, Nguyễn Hữu Đang đã bị bắt, bị cầm tù, bị quản thúc và mất quyền tự do phát biểu trong suốt 59 năm, từ tháng 4/1958 đến tháng 2/2007, khi ông mất.

05/12/2009 19:16 TU

VĂN HỌC NGHỆ THUẬT

Chân dung nữ văn sĩ Thụy An(Ảnh : DR)

Nhân Văn Giai Phẩm phần VIII : Thụy An

Là phụ nữ duy nhất, không viết bài cho Nhân Văn Giai Phẩm, nhưng tên bà bị nêu lên hàng đầu trong "hàng ngũ phản động", bị quy kết là "gián điệp quốc tế", lãnh án 15 năm tù cùng với Nguyễn Hữu Đang. Tại sao lại có sự căm thù ghê gớm đối với nhà thơ, nhà văn, nhà báo phụ nữ tiên phong của Việt Nam ? Người đầu tiên thực hiện nữ quyền bằng ngòi bút và hành động. Người chủ trương giải phóng phụ nữ không bằng lý thuyết mà bằng việc làm. Người xác định vị trí phụ nữ như một công dân tự do, thấm nhuần tinh thần dân chủ.

05/12/2009 19:24 TU

VĂN HỌC NGHỆ THUẬT

Nhân Văn Giai Phẩm phần VII : Biện pháp thanh trừng

"Lịch sử nhân loại đã chứng minh rằng không bao giờ số đông quần chúng có thể khai quang được một lối đi trong rừng rậm của dốt nát, thành kiến, hèn hạ, để tiến về phía ánh sáng mặt trời. Trong thành Athènes, kinh đô của hiền triết, Socrate đã phải uống cạn cốc độc cần, để lại bài học cho trí thức trên thế giới suy nghiệm và noi theo: người trí thức phải giữ vai trò tiên phong, hướng đạo, trên con đường khó khăn và nhọc nhằn để dẫn dân tộc đến niềm vui và hạnh phúc" (Nguyễn Mạnh Tường)

05/12/2009 19:28 TU

VĂN HỌC NGHỆ THUẬT

Từ trái sang phải và từ trên xuống dưới : Phan Châu Trinh - Hoàng Đạo - Phan Khôi - Nguyễn Mạnh Tường(Ảnh : DR)

Nhân Văn Giai Phẩm phần VI : Trí thức và dân chủ tại Việt Nam trong thế kỷ XX, một truyền thống đấu tranh từ Phan Châu Trinh, Hoàng Đạo đến Nhân Văn Giai Phẩm. (Bài 1)

"Ngày nay cái phong trào dân chủ trong thế giới nó mãnh liệt lắm: ai thuận theo nó mà đi thì thuận buồm xuôi gió, ai không thuận theo nó thì cũng bị xô đẩy mà đổ lướt đi như rác cỏ" (Phan Châu Trinh). "Ngày nào dân Annam có quyền, trong sự tự do, tự kén chọn lấy những người cầm quyền cai trị họ, ngày ấy nguyện vọng của người Nam đã đạt được nhiều rồi vậy” (Hoàng Đạo).

05/12/2009 19:29 TU


VĂN HỌC NGHỆ THUẬT

Các cột mốc quan trọng của phong trào Nhân Văn Giai Phẩm

Nhân Văn Giai Phẩm phần VI : Trí thức và dân chủ tại Việt Nam trong thế kỷ XX, một truyền thống đấu tranh từ Phan Châu Trinh, Hoàng Đạo đến Nhân Văn Giai Phẩm. (bài 2)

"Đã đến lúc phải thanh toán lối đàn áp tự do tư tưởng, khinh miệt quần chúng, mệnh lệnh, độc đoán, để mở đường cho trăm hoa đua nở, trăm nhà đua nói. Tự do tư tưởng của văn nghệ sĩ là bất khả xâm đoạt. Không có tự do tư tưởng thì không thể có nghệ thuật chân chính được. Đó là một chân lý bất di bất dịch" (Trương Tửu).

05/12/2009 19:29 TU

VĂN HỌC NGHỆ THUẬT

Trang nhất tờ Nhân Văn số một (1956)(Nguồn : Tư liệu G. Boudarel)

Nhân Văn Giai Phẩm phần V : Nội bộ báo Nhân Văn

Nhân Văn, với những bài viết của Nguyễn Hữu Đang, Lê Đạt... mở mặt trận đấu tranh chính trị. Giai Phẩm với những bài của Trương Tửu, Trần Đức Thảo... mở mặt trận tư tưởng. Phan Khôi như một vị thủ lĩnh tinh thần của hai tờ báo. Toàn bộ Nhân Văn Giai Phẩm là một kết hợp chặt chẽ giữa văn nghệ sĩ và trí thức trong cuộc đấu tranh cho tự do sáng tác và tự do dân chủ. Hai hình thái đấu tranh này đi đôi với nhau, không thể tách rời, như lời Trần Đức Thảo: "Văn nghệ và chính trị không thể tách được, không có tự do dân chủ, làm sao có tự do sáng tác ?"

05/12/2009 19:28 TU


VĂN HỌC NGHỆ THUẬT

Bìa hai quyển Giai Phẩm mùa thu (1956)(Ảnh ghép : RFI)

Nhân Văn Giai Phẩm phần IV : Nguyên nhân đưa đến cuộc cách mạng mùa thu của tư tưởng

Chủ tịch Hồ Chí Minh có trách nhiệm như thế nào về vụ Nhân Văn Giai Phẩm ? Nguyễn Hữu Đang trả lời : "Cụ Hồ lúc nào cũng là người có đầy đủ quyền hành, lúc nào cụ cũng sáng suốt, linh lợi, lúc nào cụ cũng có uy tín với dân và cũng có quyền đối với các đồng chí trong đảng, đối với những người lãnh đạo khác. Cho nên uy tín của cụ Hồ, quyền hành của cụ Hồ bao giờ cũng rất vững, cụ Hồ biết hết cả, và việc đó cụ Hồ cũng đồng tình làm".

05/12/2009 14:15 TU

VĂN HỌC NGHỆ THUẬT

Hình bìa Giai Phẩm Mùa Xuân và Mùa Đông xuất bản năm 1956(Nguồn : Tư liệu G. Boudarel)

Nhân Văn Giai Phẩm phần III : Giai phẩm mùa xuân

Giai phẩm mùa xuân là tạp chí văn học đầu tiên ở miền Bắc sau Cách mạng tháng Tám, đáp ứng hai đòi hỏi : tự do sáng tácđổi mới văn học do Lê Đạt, Hoàng Cầm chủ trương, với sự cộng tác của Trần Dần, Văn Cao, Tử Phác...

05/12/2009 14:08 TU


VĂN HỌC NGHỆ THUẬT

Trang bià báo Nhân Văn số 1 và Giai Phẩm Muà Xuân(Ảnh : DR)

Nhân Văn Giai Phẩm phần II : Nguyên nhân phát xuất

Với những tư liệu hiện hành, chúng ta có thể xác định : mọi sự bắt nguồn từ quân đội, những người đầu xướng là Trần Dần, Tử Phác với sự cộng tác của Hoàng Cầm, Lê Đạt, trong hai vụ việc : Phê bình tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu và Bản "Dự thảo đề nghị cho một chính sách văn hoá".

05/12/2009 13:56 TU

VĂN HỌC NGHỆ THUẬT

Nhân Văn Giai Phẩm Phần I : Tìm hiểu phong trào

Nhân Văn Giai Phẩm là phong trào tranh đấu cho tự do dân chủ của văn nghệ sĩ và trí thức miền Bắc có tầm vóc lớn lao, khởi xướng đầu năm 1955 và bị chính thức dập tắt tháng 6 năm 1958. Tìm hiểu phong trào NVGP dẫn đến những đầu mối đan cài vô cùng phức tạp giữa các khuynh hướng chính trị, văn hoá khác nhau như Việt Minh, Quốc Dân Đảng, Đệ Tứ, trong mối tương giao không xé ra được.

05/12/2009 13:42 TU