Tìm kiếm

/ languages

Choisir langue
 

PHÓNG SỰ ĐẶC BIỆT

Kỷ niệm 20 năm chủ nghĩa cộng sản sụp đổ (Phần XIII). Người Việt ở Đức hồi tưởng về sự kiện bức tường Berlin sụp đổ

  Thanh Phương

Bài đăng ngày 04/11/2009 Cập nhật lần cuối ngày  09/11/2009 15:52 TU

Trung tâm thương mại Đồng Xuân ở Berlin

Trung tâm thương mại Đồng Xuân ở Berlin

Sự kiện bức tường Berlin sụp đổ đã dẫn đến sự hình thành một cộng đồng người Việt khá đông đảo bên phía Đông Đức cũ, chủ yếu tập trung ở Berlin. Bài phóng sự hôm nay nói về sự kiện bức tường Berlin sụp đổ qua sự hồi tưởng của người Việt ở Tây Đức và Đông Đức cũ
Từ những năm đầu thập niên 80, hàng chục ngàn người Việt đã được đưa sang làm việc ở Đông Đức cũ, đa số là theo diện hợp tác lao động. Là một thuyền nhân qua Đức từ năm 1982, anh Lê Ngọc Sơn là đã từng sang Đông Berlin trước khi bức tường ngăn cách hai bên chưa sụp đổ, để tìm gặp những người đồng hương. Cảm nhận của anh lúc đó là như thế nào, anh Sơn kể lại. 

Cũng là một thuyền nhân được tàu Cap Anamour vớt đưa về Đức vào năm 1980, lên sống ở Tây Berlin từ năm 1985, anh Nguyễn Hoàng  kể lại những gì mà anh đã chứng kiến khi bức tường, mệnh danh là ''bức  tường ô nhục '' không thể cản được khát vọng tự do của người dân Đông Đức.

Các bảng quảng cáo trung tâm Đồng Xuân, nơi kinh doanh của người Việt

Các bảng quảng cáo trung tâm Đồng Xuân, nơi kinh doanh của người Việt

Sang Đức du học từ trước năm 1975 và ở lại đó cho đến nay, ông Hoàng Kim Thiên, một kỹ sư nay đã về hưu, trước đây mỗi lần đi ngang qua bức tường Berlin, ông vẫn nghĩ đến những người dân Đức sống ở bên kia trong một xã hội thiếu thốn vật chất lẫn tự do. Cho nên, khi bức tường này sụp đổ, người dân Đông Đức ồ ạt tràn qua, ông cũng chia cái vui của người dân Tây Đức.

Sự kiện bức tường Berlin sụp đổ đến với người Việt Đông Đức cũ quá bất ngờ khiến nhiều người lúc ấy không biết phải làm gì, nhất là vì họ không nắm được nhiều thông tin về thời sự của nước Đức, như trường hợp của Đạt. Năm nay 40 tuổi, sang Đức từ năm 1988 làm việc trong nhà máy cơ khí của Dresden, Đạt hồi tưởng lại :
Ông Nguyễn Văn Thành

Ông Nguyễn Văn Thành

Về phần ông Nguyễn Văn Thành,sang Đức từ năm 1987 theo diện hợp tác lao động và nay là chủ một cửa hiệu tạp hóa ở Đông Berlin, thì dứt khoát quyết định ở lại cho dù chưa biết cuộc sống sau này sẽ ra sao :

Ông Vũ Tiến Dũng đến Berlin từ năm 1975, sau khi tốt nghiệp đại học thì trở về VN năm 1979 làm việc, sau đó , ông quay trở lại đây vào năm 1988, tức là một năm trước khi  bức tường  Berlin sụp đổ. Ông cho biết đã tỏ ra bình thản hơn trước sự kiện này.

Sự kiện bức tường Berlin sụp đổ đã dẫn đến sự hình thành một cộng đồng người Việt khá đông đảo bên phía Đông Đức cũ, chủ yếu tập trung ở Berlin. Nhưng họ đã trải qua nhiều năm khổ nhọc mới có được cuộc sống tương đối ổn định như ngày hôm nay. Kỳ tới chúng sẽ phát tiếp bài phóng sự về cộng đồng này.

Người Việt ở Berlin hồi tưởng về sự kiện bức tường Berlin sụp đổ

04/11/2009

Ông Vũ Tiến Dũng

Ông Vũ Tiến Dũng