Tìm kiếm

/ languages

Choisir langue
 

ĐẠI DƯƠNG

Đáy biển đang trở thành những vùng đất quý của các quốc gia

  Anh Vũ

Bài đăng ngày 13/05/2009 Cập nhật lần cuối ngày  13/05/2009 17:11 TU

Đáy biển, nguồn tài nguyên dầu mỏ, khoáng sản và sinh học (DR)

Đáy biển, nguồn tài nguyên dầu mỏ, khoáng sản và sinh học (DR)

Các cuộc tranh chấp trên biển, hải đảo và thềm lục địa đang ngày càng trở nên phổ biến ở khắp nơi trên thế giới. Hôm nay 13/5, hạn cuối cùng để các nước có bờ biển đăng ký yêu sách về thềm lục địa với Ủy ban ranh giới Thềm lục địa của Liên Hiệp Quốc

Nhân dịp này báo Le Monde hôm nay có bài viết về chủ đề đang được các nước có biển đặc biệt quan tâm. Theo tờ báo, từ vài ngày qua,  bộ phận phụ trách về đại dương và luật biển của Liên Hiệp Quốc đang đông nghẹt hồ sơ. Hàng lọat các nước như Sri Lanka, Côte d’Ivoire, Pháp , Nigeria, Việt Nam … đang hối hả nộp yêu sách về thềm lục địa mở rộng.

Theo Le Monde thì khái niệm về ranh giới thềm lục địa mở rộng tuy có vẻ khó hiểu nhưng bên trong đó chứa đựng những tranh chấp được thua rất cụ thể. Đó chính là cuộc chạy đua giành quyền khai thác các nguồn tài nguyên dầu mỏ, khoáng sản và sinh học rất dồi dào dưới đáy đại dương.

Nhắc lại công ước quốc tế về luật biển năm 1982, bài báo giải thích, các quốc gia có biển đều có thể đòi hỏi các quyền khai thác tài nguyên ở đáy biển và dưới lòng đáy biển và mặt biển. Vì thế mới cần các nước  đó phải chỉ rõ rằng nếu thềm lục địa của họ kéo dài ra xa hơn 200 hải lý  thì mới được thừa nhận có đặc quyền khai thác tài nguyên dưới đáy biển  trong vùng bên ngoài 200 hải lý, đó gọi là thềm lục địa mở rộng. Tuy nhiên đường ranh giới của thềm lục địa mở rộng đó không vuợt qúa 350 hải lý (648 km).

Để nói lên tầm quan trọng của việc đăng ký thềm lục địa mở rộng, Le Monde  cho biết hiện tại 1/3 lượng dầu mỏ trên thế giới được khai thác từ các dàn khoan ngoài khơi. Trong khi lúc này, trong đất liền các nguồn tài nguyên thiên nhiên đang dần cạn kiệt thì việc tìm kiếm các nguồn khoáng sản còn đang nằm sâu dưới đáy đại dương  càng trở nên cấp bách đối với nhiều quốc gia.

Chính vì hiểu rõ tầm quan trọng của nguồn tài nguyên đáy biển mà nhiều nước đã tiến hành đo đạc lại phần lãnh hải của mình để đòi hỏi các đặc quyền khai thác tài nguyên ở đó.

Chẳng hạn Pháp, một quốc gia có nhiều phần đất ở hải ngọai, đòi phải có thêm một triệu km². Các nước khác như Úc, Braxil , Arhentina hay Nga  và Trung Quốc đã đăng ký đòi mở rộng thêm rất nhiều ranh giới thềm lục địa mở rộng. Và các cuộc tranh chấp gay gắt cũng bắt đầu từ đó.

Theo Le Monde thì công việc phân định ranh giới đầy phức tạp này lại nằm trong tay một ủy ban gồm 21 nhà địa chất, địa vật lý, trắc đạc bản đồ. Các chuyên gia này chỉ họp một năm một lần tại New York để xem xét yêu cầu của các nước. Ủy ban ranh giới thềm lục địa không chấp nhận xem xét các hồ sơ đang có tranh chấp. Vì thế các quốc gia phải thống nhất với nhau trước, cùng trình hồ sơ  hoặc nếu có tranh chấp phải bảo đảm sẽ dàn xếp với nhau qua thương lượng có trung gian quốc tế. 

Tuy nhiên một số nước như  Pháp, Tây Ban Nha Ailen, Anh  đã có yếu sách chung về vịnh Gascogne, hồ sơ của họ đã được chấp nhận nhưng những bất đồng về việc phân chia quyền lợi vẫn tồn tại.

Cuộc chạy đua tìm nguồn tài nguyên dưới đáy đại dương ngòai khơi xa còn tiếp tục thì những tranh chấp giữa các quốc gia về phần đất chìm này vẫn chưa thể kết thúc.

Chuyển sang thời sự châu Á. Với nhiều khía cạnh khác nhau, nhiều tờ báo ra hôm nay tại Pháp vẫn tiếp tục trở lại với kỷ niệm đau thương một năm sau trận động đất kinh hòang Tứ Xuyên.

Liberation  chạy tựa trên trang thế giới : Những kỷ niệm tang thương của vụ động đất ở Tứ Xuyên. Trở lại  vùng bị nạn, đặc phái viên của Liberation nhận thấy Bắc Xuyên, Thành Đô, những địa danh gần như bị xóa tên trên bản đồ sau trận động đất hồi năm ngóai, giờ đây đang trở thành một di tích du lịch  đang thu hút khá đông du khách. Riêng ngày 1/ 5 vừa qua có tới 500 nghìn người đổ về đây để tận mắt chứng kiến những đau thương của người dân Tứ Xuyên. Chính quyền đang định bíến nơi đây trở thành một tụ điểm du lịch, tạo thêm nguồn thu nhập cho địa phương, dự tính sẽ có khỏang 173 địa điểm tưởng niệm các nạn nhân sẽ được dựng lên trên tòan tỉnh.

Bên cạnh đó, tác giả cũng cho biết chính quyền đang muốn biến Tứ Xuyên thành một vùng công nghiệp hòan tòan. Các dự án, các nhà thầu đang hối hả bắt tay vào việc nhưng người dân ở đây vẫn nghi ngại  về tình trạng tham nhũng dẫn đến chất lượng công trình không bảo đảm, một nguyên nhân khiến thảm họa cách đây một năm thêm trầm trọng.

Vẫn liên quan đấn châu Á, Le Monde quan tâm đến  hồ sơ Bắc Triều Tiên. Le Monde nhận thấy Wshington muốn phát động trở lại đàm phán vói Bình Nhưỡng. Trong chuyến công cán  ba nước châu Á  Nhật bản, Hàn Quốc và Trung Quốc, nhà thương thuyết Mỹ Stephan Bosworth đặc trách về đàm phán với Bắc Triều Tiên đang cố gắng đưa Bình Nhưỡng trở lại bàn đàm phán về vấn đề phi hạt nhân hóa của nước này. Sau khi điểm lại một số sự kiện khiến cho Bắc Triều Tiên rút khỏi đàm phán. Theo Le Monde thì Bình Nhưỡng rút khỏi đàm phán 6 bên là nhằm ý định trực tiếp đối thọai với Washington. Hoa Kỳ không phản đối, với điều kiện cuộc đối thọai tay đôi này phải dẫn đến việc nối lại đàm phán 6 bên. Ý đồ của Bình Nhưỡng khiến cho hai đồng minh của Hoa Kỳ là Nhật Bản và Hàn Quốc đang rất lo ngại bị  rơi vào thế cô lập.

Cho đến giờ chính quyền Mỹ vẫn chưa tỏ rõ lập trường của mình đối với Bắc Triều Tiên mà vẫn chỉ đáp lại có chừng mực thái độ làm mình làm mẩy của Bình Nhưỡng.

Một thời sự khác cũng đang được báo Pháp theo dõi trong mấy ngày qua đó là tình hình chiến sự ở Srilanka  giữa quân chính phủ và lực lượng  nổi dậy Tamoul. Cuộc xung đột đã làm hàng ngìn người chết. Liên hiệp quốc và các tổ chức phi chính phủ lo ngại các bên tham chiến đã sử dụng vũ khí hạng nặng và vi phạm các quyền quốc tế công nhận.  Bảng tổng kết về nạn nhân của cuộc chiến chưa thể dừng lại  ở con số 8500 ngừoi chết  từ cuối tháng giêng như thông báo chính thức. Liên hiệp quốc nhận định rất nhiều dân thường đã bị biến thành bia đỡ đạng cho  lực lượng  Hổ Tamoul, đồng thời cũng rất lo ngại về tình trạng của hàng trăm ngàn người dân chạy trốn khỏi vùng chiến sự.

Liberation nhận thấy những tổn thất dân sự là rất lớn ở Srilanka. Tờ báo trích dẫn lời của các nhân viên Liên hiệp quốc có mặt tại chỗ cho rằng một thảm họa chiến tranh đang diễn ra ở đây. Ngày hôm qua đạn pháo của quân đội đã bắn vào một bệnh viện năm trong vùng giao tranh khiến 49 người chết.  Ngòai ra Liberation  còn nhận thấy chính quyền Srilanka muốn giấu kín thông tin về  cuộc chiến. Các nhà báo hầu như bị cấm vào vùng chiến sự, chỉ được đến những nơi mà quân đội chính phủ đã giành lại quỳen kiểm sóat được. Các chuyến đi cũng do chính quyền tổ chức.

Chuyển sang châu Âu. Le Figaro hướng về Berlin. Người dân ở đây đang chuẩn bị kỷ niệm 60 năm thiết lập thành công cầu không vận cho Tây Berlin. Người ta có thể  biết nhiều về việc phân chia Đông Tây nước Đức, về bức tường Berlin nhưng ít ai để ý đến sự kiện khởi đầu cuộc chiến tranh lạnh Đông-Tây Liên Xô phong tỏa Tây Berlin  trong suốt 16 tháng trời. Sự sống của người dân Tây Berlin khi đó không biết sẽ ra sao nếu  như không có được 277 nghìn  chuyến bay tiếp vận của quân đồng minh. Cầu không vận của quân Đồng minh thực hiện thắng lợi đồng thời cũng là thất bại của ý đồ phong tỏa bóp nghẹt Berlin của Liên Xô. Hàng nghìn người dân Berlin hôm qua đã diễu hành để nhớ tới những người đã tham gia vào cầu không vận 60 năm trước với sự có mặt của khỏang  80 cựu chiến binh Mỹ , Pháp  Anh. Nếu không có họ thì có thể Tây Berlin đã rơi vào tay Cộng sản và nước Đức chưa chắc có ngày thống nhất hôm nay. Như lời một cụ già  70 tuổi người Berlin xúc động nhắc về sự kiện này trong cuộc tuần hành kỷ niệm hôm .