Tìm kiếm

/ languages

Choisir langue
 

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Hội nghị Copenhagen cận kề nhưng vẫn chưa có kế hoạch tài trợ giúp các nước nghèo

  Ánh Nguyệt

Bài đăng ngày 11/10/2009 Cập nhật lần cuối ngày  11/10/2009 16:33 TU

Khí hậu biến đổi kéo dài hạn hán, làm khô cạn sông hồ tại Trung Quốc Ảnh : Reuters

Khí hậu biến đổi kéo dài hạn hán, làm khô cạn sông hồ tại Trung Quốc
Ảnh : Reuters

Vào lúc thế giới phải chứng kiến những cảnh tang thương tại các nước bị thiên tai, hội nghị quốc tế về biến đổi khí hậu diễn ra tại Bangkok. Chỉ còn hai tháng nữa, hội nghị Copenahen sẽ mở ra, nhưng theo tạp chí Asianews, các nước phát triển vẫn chưa có hành động gì cụ thể trong việc đền bồi các nước đang phát triển trong hồ sơ khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Các nước phát triển không tích cực góp phần giảm thiểu nguy cơ thiên tai

Các hiện tượng khí hậu gần đây tại Việt Nam, Căm Bốt và Philippines, theo AsiaNews, có thể nói là lời nhắc nhở lạnh lùng với mọi người là phải gấp rút có hành động diệt trừ hay chí ít giảm thiểu tác hại của tình trạng khí hậu thay đổi. Tất cả các nước từng có trách nhiệm trong việc thải khí đều cam kết sẽ cắt bớt khối lượng CO2 và đồng thời cung cấp phương tiện tài chính và kỹ thuật tưong xứng trong việc làm giảm nhiệt độ trên trái đất. Thế nhưng, theo South Centre, tổ chức liên chính phủ các nước đang phát triển thì do trở ngại từ phía các nước tiên tiến, chương trình này chưa thể thực hiện được. Trưởng đòan đại biểu Sudan và cũng là chủ tịch khối G77 + Trung Quốc nhấn mạnh thêm rằng, các nước phát triển thiếu thiện chí trong việc thực hiện chỉ tiêu giảm khí thải và cũng chẳng màng thực hiện việc trợ giúp tài chánh, kỹ thuật đã ghi trong thỏa ước cam kết nói trên.

Nhiều khó khăn trên con đường thương thuyết                     

Trong nghị định thư Kyoto, các nước phát triển từng cam kết giảm khí thải kể từ năm 2013, nhưng các nước giàu đã đặt quyền lợi của họ lên trước mọi quốc gia khác, mà ông Lumumba, trưởng đòan đại biểu Sudan tại hội nghị Bangkok gọi là những chế độ độc tài về khí hậu học. Viện Môi trường và Phát triển Quốc tế (IIED), trong một báo cáo, đã nhận định rằng, khí hậu trái đất thay đổi là thêm một gánh nặng đối với các nước đang phát triển, hiện phải lo thêm xóa đói giảm nghèo. Điều mà các nước đang phát triển chờ đợi là sự thực hiện nghiêm chỉnh những lời cam kết của những nước giàu -  giảm khí thải, đóng góp phương tiện tài chính, kỹ thuật. Thế nhưng, theo lời ông Lumumba, cả hai hội nghị, Bangkok lẫn Copenhagen, chỉ có thể gọi là thành công, khi có phát triển kinh tế nhằm vào hồ sơ thay đổi khí hậu. Ông nhấn mạnh, nếu tất cả các chính khách trên thế giới, đặc biệt là những nước phát triển có thể xuất 1,1 ngàn tỷ đôla giải quyết khủng hoảng kinh tế, chắc họ nghĩ rằng hành động này quan trọng hơn là tài trợ cho chương trình giải quyết thay đổi khí hậu ? Câu hỏi góp thêm phần thúc giục các nhà thương thuyết chuẩn bị ráo riết hơn nữa hội nghị Copenhagen sẽ diễn ra vào tháng 12 tới đây.

Miến Điện tới gần Hoa Kỳ vào lúc quan hệ Mỹ Trung siết chặt thêm

AsiaNews tuần này khi đề cập tới tình hình bang giao quốc tế của Miến Điện đã đặt câu hỏi vì sao tập đòan cầm quyền đã tìm cách thắt chặt liên hệ hơn với Hoa Kỳ. Những câu hỏi được đặt ra nhân sự kiện này là vì sao các nhà lãnh đạo Miến Điện muốn đối thọai với chính phủ Obama, tại sao vào lúc này và họ muốn đạt được gì ?

Trước hết, không có lý do gì thúc bách Miến Điện phải tìm cách bang giao thân thiết với Hoa Kỳ, vì thực tế cho thấy tập đòan quân sự cầm quyền lâu nay vẫn đối phó được với những lời chỉ trích gay gắt và những biện pháp cấm vận khắt khe từ Washington và phương Tây. Mặt khác, là nguồn cung ứng nguyên liệu và năng lượng cho hai láng giềng hùng mạnh là Trung Quốc và Ấn Độ , điều này  giúp cho Miến Điện tiếp tục đảm bảo nguồn đầu tư ngọai quốc. Nghĩa là việc Miến Điện muốn rút ngắn khỏang cách ngọai giao với Hoa Kỳ phải có những động lực từ bên trong và ngòai nước phối họp thúc giục.

Thứ nhất, năm tới đây, Miến Điện sẽ tổ chức cuộc bầu cử đầu tiên kể từ 20 năm qua, có điều chưa rõ là phe đối lập tham gia như thế nào và các nhà quan sát quốc tế có được mời đến hay không và chưa rõ về thời gian bầu cử. Nhưng cuộc bầu cử này sẽ giúp cho giới lãnh đạo Miến Điện có được tính chính đáng.

Phía Hoa Kỳ, qua lời của trợ lý ngọai trưởng Kurt Campbell tại Thượng Viện Mỹ tuần rồi cho thấy, Hoa Kỳ tiếp tục làm áp lực với Miến Điện là phải thực hiện những điều kiện cơ bản của một cuộc bầu cử đáng tin cậy, gồm có việc trả tự do cho tất cả tù nhân chính trị, cho phép tất cả mọi thành phần ra tranh cử, bãi bỏ hạn chế thông tin, và đảm bảo một cuộc tranh cử tự do minh bạch.

Ngòai việc tìm kiếm sự ủng hộ quốc tế, theo giới quan sát, Miến Điện tiến lại gần Hoa Kỳ cũng do bối cảnh chính trị tòan cầu đã thay đổi, đặc biệt từ khi tổng thống Obama lên nắm quyền với một chính sách hòan tòan mới so với tổng thống Bush tiền nhiệm. Một cách cụ thể, những nước từng bị Mỹ ghi tên vào danh sách đen như Iran, Bắc Triều Tiên đã gia tăng tiếp xúc với chính phủ mới ở Mỹ và điều đó không qua con mắt quan sát của Miến Điện.

Nhưng điều đã khiến Miến Điện tìm cách đối thọai với Washington, đó là sự thân thiện ngày càng rõ thêm giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Mặc dù Miến Điện có quan hệ kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc, nhưng tình hình thực tế cho thấy giới quân sự cầm quyền hiện nay đang gia tăng chíến đấu chống lại một lực lượng nổi dậy được Bắc Kinh giúp vũ trang đang đe dọa phần đất phía tây lãnh thổ. Theo lời một sử gia Miến Điện, mọi người đều thấy trong tình hình hiện nay, sự lệ thuộc vào Trung Quốc của Miến Điện là điều bất thường, cần phải thay đổi.

Còn đối với Hoa Kỳ, hãy nghe câu trả lời của ông Campbell "Mỹ quyết định thắt chặt bang giao với Miến Điện vì đó là vấn đề quyền lợi"